Tóm tắt bệnh Động mạch ngoại vi

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Động mạch ngoại biên
  • Peripheral arterial disease
  • PAD

Bệnh động mạch ngoại vi, trong đó đại đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp - tắc lòng mạch do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch. Phần lớn những người mắc bệnh động mạch ngoại vi không tự phát hiện được mình mắc bệnh này bởi vì họ không cảm thấy đau, không cảm thấy khó chịu hay có dấu hiệu thực thể nào.

Triệu chứng

Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…

Chuột rút; chân tê yếu; lạnh ở bắp chân hoặc bàn chân; đau ngón chân, bàn chân; vết thương chân không lành; thay đổi màu sắc của chân; rụng lông chân hoặc lông chân mọc chậm hơn; chậm phát triển móng chân; da chân sáng bóng; không có mạch hoặc mạch yếu ở chân hoặc bàn chân; rối loạn cương dương ở nam giới.

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính mạch (một loại CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) để thiết lập chẩn đoán.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp cộng hưởng từ (MRI) và X-quang, siêu âm tim.

Tổng quan bệnh Động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi, trong đó đại đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp - tắc lòng mạch do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch.

Theo thống kê có khoảng 27 triệu người ở Bắc Mỹ và Châu Âu mắc bệnh động mạch ngoại vi. Ở những quốc gia phát triển, ước lượng có 16% dân số ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên bị mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh động mạch ngoại vi không tự phát hiện được mình mắc bệnh này bởi vì họ không cảm thấy đau, không cảm thấy khó chịu hay có dấu hiệu thực thể nào.

Bệnh động mạch ngoại vi không chỉ là bệnh lý ở vị trí tay hay chân mà còn là dấu hiệu báo trước những nguy cơ cao về vấn đề sức khỏe trong tương lai, như là cơn đau tim và đột quỵ. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…

Điều trị bệnh

Xử lý bệnh động mạch ngoại vi cụ thể bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Bỏ hút thuốc; ăn uống hợp lý với thực đơn giàu chất xơ và ít cholesterol, chất béo và natri; năng tập thể dục.

  • Xử lý các vấn đề sức khỏe liên quan khác như huyết áp cao, đái tháo đường hoặc cholesterol cao.

  • Chăm sóc tốt cho da và chân, tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ biến chứng.

  • Dùng thuốc: Thuốc có thể được kê toa để điều trị các chứng bệnh như huyết áp cao (thuốc hạ huyết áp) hoặc cholesterol cao.

  • Can thiệp: Nhiều ca bệnh động mạch ngoại vi tiến triển có thể chữa được bằng thủ thuật can thiệp như tạo hình mạch (mở thông mạch máu bị tắc), tạo hình mạch đặt Stent (đặt giá đỡ hỗ trợ mạch máu vừa thông vừa giữ nó ở tư thế mở) hoặc cắt bỏ khối tắc nghẽn. Trong một số ca, các thủ thuật như phẫu thuật bắc cầu động mạch ngoại vi có thể được thực hiện nhằm dẫn lưu dòng máu đi vòng qua mạch máu tắc nghẽn.

Bất chấp việc chăm sóc y tế hiện áp dụng ở Singapore, vì một số lý do nhất định, bệnh động mạch ngoại vi vẫn còn 'không được chẩn đoán' vì phần lớn người bệnh không chịu làm kiểm tra huyết áp cánh tay và mắt cá thường xuyên.

Ở Mỹ, việc giáo dục nâng cao nhận thức rất được xem trọng, dẫn đến việc tăng số lượng các chuyên gia y tế tim mạch chuyên lo kiểm tra huyết áp mắt cá - cánh tay thường quy giúp phát hiện và điều trị sớm.

Mục tiêu của trị liệu là tăng cường cung cấp máu đến cơ cẳng chân, nhờ đó bệnh nhân có thể duy trì các hoạt động chức năng bình thường.

Khi bệnh nhân trở nên lười biếng, suốt ngày dính chặt vào ghế sô - pha, sẽ rất khó khăn để kéo họ ra khỏi chỗ ngồi quen thuộc hàng ngày. Họ cần được giúp đỡ để luôn năng động và duy trì sức khỏe.

Các câu hỏi liên quan bệnh Động mạch ngoại vi