Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan. Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân. Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân). Mất cân bằng. Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang.
Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
Điều trị gồm:
Nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc giảm đau dùng cho đau cấp tính như Paracetamol, Celecoxib, Melocicam; thuốc giãn cơ như Eperison; vitamin B1, B6, B12.
Phẫu thuật cắt bỏ gai chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.
Châm cứu có thể làm giảm đau phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.
Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
Không làm việc nặng, hạn chế đi lại, nằm ngửa, gối thấp, không nằm võng, ghế bố, nệm mềm, ngửa cổ hoặc kéo cổ, kéo giãn cột sống thắt lưng.
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.
Gai cột sống thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau.
Bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.
Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
1. Dùng thuốc
Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc.
Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như Paracetamol, Celecoxib, Melocicam.
Thuốc giãn cơ như Eperison.
Vitamin B1, B6, B12.
2. Phẫu thuật cắt bỏ gai
Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác, nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.
3. Vật lý trị liệu và lưu ý trong sinh hoạt
Châm cứu có thể làm giảm đau phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành Yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
Nghỉ ngơi 10-15 ngày
Không làm việc nặng
Hạn chế đi lại
Nằm ngửa, gối thấp
Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm
Ngửa cổ hoặc kéo cổ
Kéo giãn cột sống thắt lưng
Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ.