Tóm tắt bệnh Gai đen

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Acanthosis Nigricans

Bệnh gai đen là tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ.

Triệu chứng

Xuất hiện những thay đổi trên da thường ở khu vực háng, nách và cổ: da tối, dày, nhăn thành từng nếp gấp. Đôi khi môi, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân cũng bị ảnh hưởng. Đôi khi cảm thấy ngứa ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Quan sát da, xét nghiệm máu, các xét nghiệm phát hiện ung thư.

Điều trị

Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da, không có điều trị cụ thể cho bệnh gai đen nhưng điều trị một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì, có thể giúp giảm tình trạng này.

Tổng quan bệnh Gai đen

Bệnh gai đen là tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ.

Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da, không có điều trị cụ thể cho bệnh gai đen nhưng điều trị một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì, có thể giúp giảm tình trạng này.

Điều trị bệnh

  • Không có điều trị cụ thể cho bệnh gai đen. Tuy nhiên, điều trị một số nguyên nhân cơ bản có thể làm triệu chứng mờ dần, chẳng hạn như:

    • Giảm cân nếu đang thừa cân.

    • Thay đổi chế độ ăn uống, như cắt giảm tinh bột và đường.

  • Nếu lo ngại về sự xuất hiện của làn da sạm, bác sĩ có thể đề nghị những phương pháp điều trị:

    • Kèm theo đơn thuốc hoặc thuốc nước để làm sáng các khu vực da bị ảnh hưởng, như những sản phẩm có chứa vitamin A (Retin-A).

    • Thuốc uống, như Isotretinoin (Accutane, Sotret).

    • Chế phẩm bổ sung dầu cá.

    • Dermabrasion hoặc liệu pháp laser, có thể giúp làm giảm độ dày của một số khu vực da bị ảnh hưởng.

    • Sử dụng xà phòng kháng khuẩn hay kháng sinh có thể ngừa bệnh.

Các câu hỏi liên quan bệnh Gai đen

  • Cách chữa trị tràn dịch khớp gối

    thưa bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu có đi đá bóng và bị chấn thương. Khi ngã tiếp xúc mặt đất thì đầu gối trái tạo 1 góc gần vuông góc với mặt đất. Kể từ khi chấn thương đến nay cũng được hơn 1 năm. Thời điểm 1 năm qua thì đầu gối cháu có biểu hiện lạo xạo, lỏng đầu gối. Không có biểu hiện sưng nhiều. Cháu mới đi khám và chụp MRI hồi đầu năm 2016 thì bác sĩ có chẩn đoán như ảnh cháu gửi. Tầm 1 tháng trở lại đây do hoạt động mạnh, đá bóng liên tục nên đầu gối cháu bắt đầu sưng to hơn, và cảm giác căng cứng mỗi khi gập đầu gối, đau khớp gối trái mỗi khi gập hoặc lên cầu thang (Vùng khoanh đỏ). Cháu có đi khám lại và chọc hút dịch hồi tháng 11/2016 nhưng dịch hút ra không đáng kể (khoảng 10ml trong khi đó siêu âm cho thấy lớp dịch dày 12mm). Đến nay khớp gối vẫn sưng và vẫn có dấu hiệu đau khi gập đầu gối hoặc leo cầu thang. xin bác sĩ cho cháu hỏi là bệnh cháu có thể chữa triệt để không và chữa trong bao lâu ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ

  • Nữ 29 tuổi bị tụ dịch đầu gối

    Chào bác sĩ. Tôi tên là Lê Thị Vinh, 29 tuổi, là nữ giới. Ngày gần đây tôi bị xước đầu gối, giờ đã lành hẳn nhưng bị tụ dịch đầu gối. Tôi vừa đi hút dịch ở bệnh viện. Tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị lại hay không? Vì tôi thấy mọi người bảo hút xong một thời gian lại bị, nếu đi bó thuốc lá ngay từ đầu thì khỏi hẳn còn đã hút rồi thì không chữa được nữa. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!

  • gãy xương bàn tay số 3

    Thưa Bác sĩ, do tai nạn e bị gãy xương bàn tay số 3, không bị di lệch k phải vít và là gãy xương kín và chỉ bó bột cố định chỗ bị gãy.. Vậy như trường hợp của e bao lâu thì có thể tháo bột và sinh hoat bình thường được ạ.. Cám ơn Bác Sĩ!!!

  • Người 35 tuổi bị gãy xương đùi

    Bác sĩ ơi cho em hỏi người bị gãy xương đùi đã phẫu thuật thì bao nhiêu lâu mới về được nhà ạ

  • Bị gãy xương gót

    Chào Bác sĩ , Mẹ em nay 63 tuổi bị té gãy xương gót , nay 20 ngày vẫn còn bầm , vậy có nguy hiểm không ?

  • Cháu năm nay 19 tuổi bị dạn xương gót có sao không ạ

    Cháu chào bác sỹ ! Cách đây 4 năm về trước cháu được bác sỹ ở bệnh viện từ sơn tỉnh bắc ninh chuẩn đoán bị dạn xương gót và cháu có bó bột 1 tháng ! Sau ngày bó bột xong chân cháu vẫn bị xưng và cháu có dán một số loại thuốc cao chân !! Và kể từ ngày đấy cho đến nay chân cháu vẫn bị xưng và đau ! Cháu có đi chụp xqang lại và các bsy đã nói là liền xương rồi ! Bác có thể tự vấn giúp cháu được không ạ ! Cháu xin chân thành cảm ơn