Là bệnh ngoài da phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da là Sarcoptes scabiei gây nên, có khả năng lây lan dễ dàng qua tiếp xúc gần gũi trong gia đình, trường học, các trung tâm chăm sóc trẻ em hoặc nhà dưỡng lão. Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite) đào hang vào da gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Đường dấu bút chì (hang) xuất hiện giữa các ngón tay, ở nách, thắt lưng, mặt trong của khuỷu tay, trên bàn chân, cổ tay, mông, vai, đầu gối và xung quanh ngực.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Soi tươi.
Sử dụng kem bôi theo toa thuốc. Hai loại phổ biến nhất là Permethrin (Elimite, Acticin) và Crotamiton(Eurax). Đối với các trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, các thuốc Ivermectin (Stromectol), thuốc kháng Histamin có thể được sử dụng.
Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh có tính chất lây truyền, thường xuất hiện ở những nơi vệ sinh kém. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đường lây: Do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Ở nước ta, bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước.
Nguyên tắc điều trị
Phát hiện sớm, điều trị sớm, đủ thời gian.
Điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan.
Bôi thuốc vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo.
Không dùng các thuốc độc cho cơ thể để chữa ghẻ.
Tránh cào gãi, chà xát.
Điều trị tại chỗ
Dùng một trong các thuốc trị ghẻ sau.
Dầu DEP (Di Ethyl Phtalat): Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 - 3 lần.
Với các tổn thương sẩn, vết xước, vảy tiết có thể dùng các mỡ bôi như Fucicort, Eumovat.
Với các tổn thương mụn mủ: chấm các dung dịch sát khuẩn như Castelanimilian, Eryfluid…
Thuốc điều trị toàn thân
Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng Histamin, vitamin B, C...
Kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn (mụn mủ).
Lưu ý: Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi trong quá trình điều trị. Khi có đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.