Tóm tắt bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát cấp

Là một rối loạn mắt, xảy ra do tăng nhãn áp. Áp lực mắt xuất phát từ sự tích tụ của thủy dịch - một chất lỏng tự nhiên được sản xuất liên tục ở mặt trước của mắt. Bình thường thủy dịch ra khỏi mắt thông qua hệ thống thoát ở mống mắt. Khi hệ thống này không hoạt động, thủy dịch không thể thoát ra bình thường, gây tăng áp lực trong mắt. Tăng nhãn áp có thể gây đau mắt, buồn nôn, nhức đầu và mất thị giác. Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính ít phổ biến so với bệnh tăng nhãn áp góc mở mãn tính.

Triệu chứng

Đau mắt, đỏ mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mất thị giác.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: Đo nhãn áp

Điều trị

Bao gồm điều trị Laser, dùng thuốc và/hoặc phẫu thuật.

Tổng quan bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát cấp

Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Glôcôm là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Ở Việt Nam, từ lâu Glôcôm được biết đến trong dân gian dưới tên ‘thiên đầu thống’. Ngày nay, Glôcôm được coi là một nhóm bệnh có nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là khi toàn phát thì nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt gây lõm và teo thị thần kinh, dẫn tới tổn hại thị trường. Có 2 thể Glôcôm nguyên phát là Glôcôm góc đóng nguyên phát và Glôcôm góc mở nguyên phát với cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Điều trị bệnh

Phẫu thuật

Điều trị Glôcôm góc đóng cần tiến hành phẫu thuật ngay khi phát hiện ra bệnh. Lựa chọn đầu tiên trong chỉ định điều trị glôcôm góc đóng có nghẽn đồng tử là điều trị Laser hoặc phẫu thuật cắt mống mắt chu biên, kết hợp điều trị thuốc chỉ có tác dụng bổ sung. Phẫu thuật lỗ rò được đặt ra ở những giai đoạn của bệnh, khi chỉ định cắt mống mắt chu biên không kết quả. Trước khi đặt vấn đề điều trị cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ tính chất của bệnh Glôcôm là việc điều trị chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn, còn thị lực và thị trường thì không cải thiện được, đặc biệt ở những giai đoạn cuối của bệnh.

Điều trị thuốc

  • Thuốc tra mắt
    • Thuốc chống đối giao cảm Pilocarpin: là chất Alcaloid được chiết xuất từ lá cây. Nồng độ dùng: 0,5-8%. Thường dùng nồng độ 1-2%. Để tăng cường thời gian tác dụng của thuốc, người ta pha chế thêm Methycellulose hoặc làm dạng thuốc đặt ở cùng đồ. Những chất thuốc từ cùng đồ sẽ lan dần vào nước mắt.

Thời gian tác dụng của Pilocarpin là 4-8 giờ. Thuốc có tác dụng sau khi tra 15 phút. Do co đồng tử, co cơ thể mi, co điều tiết, mắt có thể hơi cận thị.

Khi đồng tử co, các nếp gấp mống mắt ở chu vi sẽ phẳng ra, không áp vào vùng bè. Mặt khác thể mi co, cựa củng mạc ngả ra sau, vùng bè sẽ được mở rộng ra làm cho thủy dịch lưu thông dễ dàng. Tác dụng phụ của thuốc: nhức mắt, mờ do co thắt điều tiết, cận thị giả. Giảm thị lực, nhất là những trường hợp đục thể thủy tinh vùng trung tâm. Xung huyết nhẹ kết mạc. Dùng lâu có thể có nang bờ đồng tử, đục thể thủy tinh do ức chế hô hấp tế bào thể thủy tinh.

  • Phối hợp Pilocarpin với ức chế β như Foltin (Pilocarpin +Ttimolol), nhỏ mắt 1-2 giọt/lần, 2 lần/ngày.

  • Thuốc uống và tiêm.

Thuốc ức chế Anhydrase carbonic như Fonurit, Diuramid. Trong glôcôm góc đóng cấp, nếu dùng dạng uống không kết quả, phải dùng đến dạng tiêm tĩnh mạch 500mg Diamox hoặc truyền tĩnh mạch mannitol 1,5-2g/kg với tốc độ 10-20ml/phút.

Điều trị laser: cắt mống mắt ngoại vi bằng laser

  • Mục đích: tạo điều kiện cho thủy dịch lưu thông dễ dàng từ hậu phòng ra tiền phòng để giải quyết tình trạng nghẽn đồng tử.

  • Chỉ định:

    • Điều trị dự phòng mắt thứ hai (Glôcôm góc đóng tiềm tàng) khi mắt thứ nhất đã xuất hiện cơn Glôcôm cấp.

    • Glôcôm góc đóng giai đoạn đầu khi góc chưa đóng hoặc dính < 1/2 chu vi nhãn cầu. Glôcôm giữa cơn nhãn áp điều chỉnh với tra pilocarpin 1%.

    • Di chứng mống mắt núm cà chua sau viêm mống mắt thể mi.

    • Giai đoạn đầu của hội chứng Marchesani có nghẽn đồng tử do thể thủy tinh tròn nhỏ nhô ra đút nút đồng tử.

    • Đã lấy thể thủy tinh có hoặc không đặt thể thủy tinh nhân tạo, có nút dịch kính ở đồng tử, có nguy cơ gây nghẽn đồng tử.

    • Cắt mống mắt ngoại vi bằng phẫu thuật nhưng chưa cắt hết lớp.

  • Loại laser được sử dụng: Laser ruby, Laser argon,Laser diod, Laser Nd: YAG... Hiện nay Laser argon và Laser YAG được sử dụng rộng rãi.

Những biến chứng có thể gặp như bỏng giác mạc, xuất huyết mống mắt, rách bao thể thủy tinh, viêm mống mắt, nhãn áp dao động nhất thời. Tuy nhiên so với Laser argon, lỗ cắt mống mắt hầu như không bít lại khi sử dụng Laser YAG.

Các câu hỏi liên quan bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát cấp

Whoops, looks like something went wrong.