Tóm tắt bệnh Hắc lào

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Lác đồng tiền

Là bệnh ngoài da phổ biến do vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Các đốm hắc lào thường xảy ra ở da đầu (nấm da capitis), vùng bẹn (nấm da đùi, còn được gọi là ngứa jock), hoặc chân (nấm da chân). Bệnh biểu hiện là những vết mẩn đỏ có giới hạn rõ (những vết tròn như đồng xu), trên bề mặt nổi nhiều mụn nước như phỏng, tập trung ở rìa của tổn thương. Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với người, động vật bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các vật thể có chứa vi nấm như bàn chải, giường, quần áo hoặc tóc.

Triệu chứng

Ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc nuôi cấy để xác định loài nấm.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp được điều trị bằng thuốc thoa tại chỗ như: Miconazole (Monistat), Clotrimazole (Mycelex), Ketoconazol (Nizoral), hoặc Terbinafine (Lamisil). Nếu có nhiều vùng da bị bệnh hoặc vết tổn thương da lớn, thuốc uống sẽ được sử dụng, bao gồm Terbinafine (Lamisil) hoặc Itraconazole (Sporanox). Cần có biện pháp phòng ngừa để tránh tái nhiễm như: vệ sinh tốt, rửa tay sau khi tiếp xúc với bụi bẩn hoặc động vật, hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Tổng quan bệnh Hắc lào

Bệnh hắc lào (hay còn gọi là lác) là bệnh do vi nấm gây ra, tùy theo vị trí bị bệnh trên cơ thể, người ta phân ra các loại nấm bẹn, nấm thân, nấm mặt, nấm chân... Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton.

Đây là một bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém.

Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất.

Điều trị bệnh

Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần/ngày. Đặc biệt Ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần/ngày.

Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng.

Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole…

Tuy nhiên, cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ. Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận…

Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng, có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng nặng nề.

Các câu hỏi liên quan bệnh Hắc lào