Tóm tắt bệnh Hắc võng mạc trung tâm

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm võng mạc trung tâm tái phát
  • Viêm võng mạc trung tâm
  • Viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
  • Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
  • Central Serous Chorioretinopathy
  • CSC

Bệnh hắc võng mạc trung tâm còn được gọi với các tên: Viêm võng mạc trung tâm tái phát, viêm võng mạc trung tâm, viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Đặc trưng bằng sự xuất hiện một bọng thanh dịch của võng mạc cảm thụ do biến đổi hàng rào hoặc các chức năng bơm ở biểu mô sắc tố võng mạc. Đây là bệnh của người trẻ và trung niên (từ 30-50 tuổi), nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 10/1; đại bộ phận bị một mắt, song cũng có một tỷ lệ nhất định bị cả hai mắt. Bệnh có tính tái phát, nhiều tác giả báo cáo tỷ lệ tái phát là 30% trong vòng 2 năm.

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm mất thị giác, rối loạn thị giác (mắt nhìn mờ, nhìn tháy hình ảnh đôi), cảm giác nổi cộm trong mắt, đau mắt, tăng áp lực mắt và mắt đỏ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra Nhãn khoa.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ, chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cắt lớp quang học (OTC).

Điều trị

Khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mà đang điều trị Steroid, nên cân nhắc giảm liều hoặc ngừng Steroid. Các thuốc được chỉ định:

  • Acetazolamide

  • Dịch truyền ưu trương

  • Các thuốc tăng cường tuần hoàn (Tolazolin, Vastarel, Vitamin PP 0,05g, Duxil).

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng Laser. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các chất lỏng trong mắt (Vitrectomy).

Tổng quan bệnh Hắc võng mạc trung tâm

Hắc võng mạc trung tâm là một bệnh đã được biết tới từ lâu. Từ trước đến nay bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau:

  • Viêm võng mạc trung tâm tái phát (Von Graefe, 1866).

  • Viêm võng mạc trung tâm (Asayama, 1898).

  • Viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: Uhthoff (1912); Hasuda (1914), Fuchs (1916); Kitahara (1932).

    • Bong võng mạc dẹt nguyên phát vùng hoàng điểm (Walsh và Sloan, 1934).

    • Bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch (Dorne, 1971 và Coscas, 1972).

Do bệnh ảnh hưởng đến cả hắc mạc và võng mạc nên thuật ngữ thường được sử dụng hơn ngày nay là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đặc trưng bằng sự xuất hiện một bọng thanh dịch của võng mạc cảm thụ do biến đổi hàng rào hoặc các chức năng bơm ở biểu mô sắc tố võng mạc.

Đây là bệnh của người trẻ và trung niên (từ 30-50 tuổi), nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 10/1; đại bộ phận bị một mắt, song cũng có một tỷ lệ nhất định bị cả hai mắt. Bệnh có tính tái phát, nhiều tác giả báo cáo tỷ lệ tái phát là 30% trong vòng 2 năm.

Người ta chia bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thành 4 thể, chủ yếu dựa vào hình ảnh chụp mạch huỳnh quang võng mạc:

  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình.

  • Thể bong biểu mô sắc tố đơn thuần.

  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không điển hình.

  • Bệnh biểu mô sắc tố võng mạc toả lan.

Điều trị bệnh

1. Điều trị nội khoa

Khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mà đang điều trị steroid, nên cân nhắc giảm liều hoặc ngừng Steroid.

  • Acetazolamide (Fonurit) 0,25g ngày 2-3 viên trong 5-7 ngày. Thuốc có tác dụng làm tăng sự vận chuyển ion và dịch qua biểu mô sắc tố, do đó rút ngắn thời gian tiêu dịch dưới võng mạc.

  • Dịch truyền ưu trương: Glucose 30% x 20ml tiêm tĩnh mạch chậm hàng ngày hoặc Mannitol 20% x 50ml tiêm tĩnh mạch.

  • Các thuốc tăng cường tuần hoàn: Thuốc giãn mạch: Dùng một trong số các thuốc sau:

    • Tolazolin (Divascol): 0,01 x 1 ống, tiêm hậu nhãn cầu ngày 1 ống, trong 5-10 ngày.

    • Vastarel (Trimetazidin) 20mg, uống ngày 2-3 viên.

    • Vitamin PP 0,05g ngày 3-4 viên, uống sau bữa ăn.

    • Chế phẩm chiết từ cây Bạch quả: Tanakan ngày 2 viên, Giloba ngày 1 viên uống.

    • Duxil ngày 2 viên uống.

      Đợt điều trị 15-20 ngày.

2. Quang đông laser

  • Chỉ định: Bong thanh dịch võng mạc có kèm theo một trong các yếu tố:

    • Bệnh nhân có những điểm rò rỉ xác định rõ, trên 500mm từ vùng vô mạch Fovea.

    • Tái phát nhiều lần với giảm thị lực nhiều hoặc nhìn biến hình.

    • Biến đổi vi cấu trúc hoàng điểm như phù dạng nang.

    • Bong võng mạc xuất tiết hoặc mất bù trừ biểu mô sắc tố.

    • Có tổn hại thị lực vĩnh viễn do những đợt bệnh trước đây ở mắt bên kia.

  • Chống chỉ định:

    • Điểm rò huỳnh quang cách trung tâm hoàng điểm ≤ 400 mm, ở sát hay ở trong vùng vô mạch.

    • Điểm rò huỳnh quang ở ngay sát đĩa thị.

    • Đục các môi trường trong suốt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính).

Các câu hỏi liên quan bệnh Hắc võng mạc trung tâm

Whoops, looks like something went wrong.