Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn và môn vị cũng liên quan mật thiết với các bộ phận khác của dạ dày. Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Vì vậy mỗi khi một bộ phận nào đó của dạ dày bị tổn thương (viêm, loét, ung thư) đều có ảnh hưởng đến môn vị, và ngược lại, khi môn vị không bình thường đều có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của dạ dày và hành tá tràng. Nguyên nhân gây hẹp môn vị hay gặp là do bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, hoặc cả hai.
Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều Natri, Kali và Clo trong máu, gây ra hiện tượng tăng dự trữ kiềm, gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Chóng no, nôn và sụt cân, đầy hoặc nặng vùng thượng vị sau các bữa ăn, đau vùng trên rốn, đau dội lên sau bữa ăn, chướng bụng, cơ thể suy nhược, xanh xao.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X- quang có thuốc cản quang (thuốc barít) và nội soi.
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác của triệu chứng.
Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD) cũng có thể được thực hiện.
Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều Natri, Kali và Clo trong máu, gây ra hiện tượng tăng dự trữ kiềm, gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Điều trị hẹp môn vị chủ yếu là điều trị ngoại khoa, gọi là cấp cứu trì hoãn, trước khi mổ phải nâng cao thể trạng, bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân.
Cần phải phẫu thuật, nhưng phải chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi mổ:
Rửa dạ dày, hút dịch dạ dày liên tục hoặc cách quãng.
Truyền dịch: Theo điện giải đồ để bù dịch điện giải.
Cung cấp năng lượng bằng truyền huyết thanh ngọt.
Bổ sung đạm và máu nếu cần.
Điều trị phẫu thuật
Mục đích của phẫu thuật là giải quyết tình trạng hẹp, đồng thời chữa triệt căn.
Đối với ung thư dạ dày:
Có thể cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt bán phần dạ dày tùy theo vị trí kích thước giai đoạn khối u và toàn trạng của bệnh nhân. Trường hợp không cắt được do bệnh nhân đến muộn, tuổi cao, thể trạng quá yếu thì có thể nối vị tràng để lập lại lưu thông tiêu hóa cho bệnh nhân.
Đối với loét dạ dày tá tràng mãn tính:
Loét dạ dày: Cắt 2/3 dạ dày.
Loét tá tràng: Cắt 2/3 dạ dày.
Cắt dây thần kinh X siêu chọn lọc cùng với mở rộng môn vị, hoặc cắt dây X kết hợp nối vị tràng.
Nối vị tràng đơn thuần: Áp dụng cho bệnh nhân tuổi cao, quá yếu, đang bị các bệnh mạn tính như suy tim, lao, hen…