Tóm tắt bệnh Hẹp môn vị phì đại

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Hypertrophic Pyloric Stenosis

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạ dày, sau đó đi qua môn vị của dạ dày (1 lớp cơ vòng) để xuống ruột non. Khi lớp cơ này bị thương tổn, tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột sẽ gây nên bệnh lý hẹp môn vị phì đại hay còn gọi là u cơ môn vị.

Triệu chứng

Nôn, nôn ra máu nhẹ hoặc dịch nôn có đốm màu đỏ/màu cà phê, có thể có sốt, mất nước, giảm cân, suy dinh dưỡng, vàng da, chướng bụng thay đổi chuyển hóa và thờ ơ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
  • Chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên với barium, siêu âm, nội soi đường tiêu hóa trên.

Điều trị

  • Truyền dịch bổ sung nước và chất điện giải.

  • Phẫu thuật.

Tổng quan bệnh Hẹp môn vị phì đại

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạ dày, sau đó đi qua môn vị của dạ dày để xuống ruột non. Do đó, có thể xem môn vị là 1 cửa khẩu (thực chất là 1 lớp cơ vòng) nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Khi lớp cơ này bị thương tổn, tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột sẽ gây nên bệnh lý hẹp môn vị phì đại hay còn gọi là u cơ môn vị.

Ở Mỹ, tần suất bệnh thống kê được là khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1000 trẻ khi sinh ra, còn ở Việt Nam chưa rõ. Bệnh có ưu thế phái tính nổi bật ở bé nam so với bé nữ với tỷ lệ 4/1 và tỷ lệ này tăng cao ở con so.

Điều trị bệnh

Điều trị bảo tồn

  • Ăn nhiều bữa với số lượng ít, tư thế chống nôn

  • Chống co thắt môn vị

  • Truyền dịch

Hiện nay điều trị bảo tồn ít sử dụng vì thành công thấp và nhiều biến chứng.

Nong môn vị bằng bóng

Catheter có bóng ở đầu qua môn vị xuống tá tràng, bơm bóng kéo ngược trở lại dạ dày.

Phẫu thuật

  • Trước mổ: đặt sonde dạ dày, bồi phụ nước điện giải

  • Trong khi mổ: mê nội khí quản, đường ngang trên rốn lệch phải, mở cơ môn vị ngoài niêm mạc

  • Sau khi mổ: kháng sinh dự phòng, truyền dịch, ăn vào ngày thứ 2 với tư thế chống nôn

  • Biến chứng sau mổ: Có thể gặp:

    • Mở cơ không hết

    • Thủng niêm mạc môn vị

    • Tại vết mổ: nhiễm khuẩn, bục, sổ thành bụng

Các câu hỏi liên quan bệnh Hẹp môn vị phì đại