Hội chứng thận hư là một rối loạn gây ra tình trạng bài tiết quá nhiều protein vào nước tiểu. Hội chứng thận hư thường do tổn thương các cụm mạch máu nhỏ trong thận có chức năng lọc, loại bỏ chất độc và nước dư thừa từ máu. Hội chứng thận hư gây sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Hội chứng thận hư có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành các cục máu đông. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa các biến chứng khác của hội chứng thận hư.
Sưng nặng (phù), đặc biệt là xung quanh mắt, mắt cá chân và bàn chân. Nước tiểu nổi bọt, tăng cân.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ kiểm tra nồng độ protein.
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cholesterol và triglycerid. Sinh thiết mô thận làm xét nghiệm.
Dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và/hoặc điều trị các biến chứng của hội chứng thận hư. Thuốc có thể bao gồm:
Thuốc hạ huyết áp,
Thuốc ức chế men chuyển làm giảm huyết áp và giảm lượng protein trong nước tiểu như Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten) và Enalapril (Vasotec).
Một nhóm các thuốc có tác dụng tương tự được gọi là Angiotensin II receptor blockers bao gồm Losartan (Cozaar) và Valsartan (Diovan)
Thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát sưng, gồm Furosemide (Lasix) và Spironolactone (Aldactone)
Thuốc giảm cholesterol gọi là Statin, tuy nhiên hiện chưa rõ có hay không các thuốc hạ cholesterol đặc biệt có thể giúp tránh các cơn đau tim hoặc giảm nguy cơ tử vong sớm, Statins bao gồm:
Atorvastatin (Lipitor)
Fluvastatin (Lescol)
Lovastatin (Altoprev, Mevacor)
Pravastatin (Pravachol)
Rosuvastatin (Crestor)
Simvastatin (Zocor)
Thuốc làm loãng máu Heparin hoặc Warfarin (Coumadin);
Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như Corticosteroid có thể làm giảm viêm đi kèm với rối loạn thận.
Đại cương
Định nghĩa
Thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá được đặc trưng bởi: protein niệu nhiều (>3,5g/24giờ), protein máu giảm (<60g/l), albumin máu giảm (<30g/l), lipit máu tăng và có phù.
Quan niệm về thuật ngữ
Thuật ngữ thận hư do Muller Friedrich Von đưa ra từ năm 1905 để chỉ các bệnh lý ở thận có tính chất thoái hoá mà không phải do viêm.
Năm 1913, Munk đưa ra thuật ngữ thận hư nhiễm mỡ để chỉ một nhóm triệu chứng gồm: phù, protein niệu, giảm protein máu và tăng lipit máu, đồng thời có hiện tượng nhiễm mỡ trong các tế bào ống thận, trong khi các cầu thận gần như nguyên vẹn.
Cùng thời gian đó (1914), Volhard F. và Fahr T. cho rằng: thận hư chỉ là một bệnh thoái hoá của ống thận. Từ đó thuật ngữ “thận hư nhiễm mỡ” được dùng để chỉ bệnh thận do nhiễm mỡ ở ống thận.
Cho đến 1937, Epstein đề xướng giả thuyết cho rằng “thận hư nhiễm mỡ” không phải là một bệnh ở thận mà là tình trạng rối loạn chuyển hoá lipit của cơ thể. Quan điểm này được các nhà thận học thời gian đó ủng hộ rộng rãi và trong suốt thời gian dài, nhiều tác giả gọi “thận hư nhiễm mỡ “ là bệnh Epstein.
Cho đến những năm 1950, nhờ có kính hiển vi điện tử, người ta đã phát hiện ra những tổn thương trong bệnh “thận hư nhiễm mỡ” hoặc “bệnh Epstein” không phải là do nhiễm mỡ ở ống thận gây nên, mà tổn thương mô bệnh học chủ yếu lại thấy ở cầu thận. Các nghiên cứu sau này cho thấy các triệu chứng của thận hư có thể gặp trong nhiều bệnh cầu thận tiên phát và thứ phát.
Tổn thương thận cũng đa dạng, mặc dù các biểu hiện lâm sàng và sinh hoá tương đối giống nhau. Vì vậy, thận hư không phải là một bệnh đơn thuần như quan niệm trước kia, cũng không phải do nhiễm mỡ ở ống thận hay do rối loạn chuyển hoá lipit gây nên, mà là biểu hiện của bệnh lý ở cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Do đó, đa số các nhà thận học đều thống nhất sử dụng thuật ngữ “hội chứng thận hư”. Một số tác giả vẫn còn giữ thuật ngữ “thận hư nhiễm mỡ” để chỉ thể bệnh thận hư đơn thuần có tổn thương tối thiểu (minimal change disease), tức là thể thận hư mà tổn thương mô bệnh học duy nhất được quan sát thấy qua kính hiển vi điện tử là mất chân lồi các tế bào biểu mô mao quản cầu thận.
Phân loại
Hội chứng thận hư ở người lớn bao gồm hội chứng thận hư tiên phát hay nguyên phát (idiopathic or primary nephrotic syndrome) và hội chứng thận hư thứ phát hay hội chứng thận hư kết hợp (secondry nephrotic syndrome or nephrotic syndrome associated with specific causes).
Nguyên tắc điều trị
Điều trị hội chứng thận hư cần tuân thủ những nguyên tắc sau: điều trị nguyên nhân gây bệnh, điều trị làm giảm protein niệu, điều trị bảo tồn chức năng thận, điều trị giảm triệu chứng, phối hợp chế độ dinh dưỡng điều trị.
Điều trị triệu chứng: Giảm phù thông qua chế độ ăn giảm muối, nước. Sử dụng các thuốc lợi tiểu: hay dùng là furosemid, có thể phối hợp nhóm lợi tiểu tiết kiệm kali như spironolacton. Nâng áp lực keo huyết tương bằng truyền albumin phối hợp chế độ ăn giàu protein. Điều trị tăng huyết áp bằng chế độ ăn giảm muối.
Các nhóm thuốc hạ áp hay được dùng là thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi. Bổ sung canxi, vitamin D, sắt và các yếu tố vi lượng khác. Điều trị rối loạn mỡ máu. Điều trị dự phòng biến chứng nhiễm khuẩn, tắc mạch, các biến chứng do thuốc.
Trong thực tế, các thầy thuốc hay dùng nhất trong điều trị hội chứng thận hư là nhóm thuốc Corticoid. Chúng ta biết rằng vỏ thượng thận tiết ra 3 loại hormone là: Androgen, Corticoid tham gia chuyển hóa muối nước Glucocorticoid có tác dụng chống viêm và tham gia chuyển hóa trong cơ thể.
Các thuốc chúng ta dùng hiện nay là nhóm thứ ba nhằm mục đích chống viêm. Corticoid có tác dụng chống viêm nhờ đoạn gốc gắn với nhân chính là cortison. Các corticoid được phân loại phụ thuộc vào thời gian tác dụng. Loại tức thời gồm Cortisol, Hydrocortison, Prednisolon. Tác dụng trung bình gồm Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon. Tác dụng kéo dài gồm Dexamethason, Betamethason.
Các thuốc có tác dụng kéo dài thì mạnh nhất nhưng cũng làm ức chế trục dưới đồi thượng thận rõ nhất. Trong thực tế, dùng corticoid buổi sáng là tốt nhất vì cộng được cả hai loại nội sinh và ngoại sinh. Hơn nữa, khi thời gian bán hủy của thuốc ngắn, nồng độ giảm xuống vẫn kích thích tuyến thượng thận sản xuất tiếp tục.
Các chế phẩm ít gây ức chế thượng thận là Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon. Hiện nay, Prednison được sử dụng nhiều vì tác dụng ngắn, mạnh và rẻ. Một số chú ý khi dùng nhóm thuốc này: chỉ dùng liều đủ, liều tối thiểu có tác dụng, có thể chỉ là 1mg.
Thay đổi liều theo tình trạng bệnh. Khi cần chọn lựa đường dùng tiêm hay uống phải theo chỉ định chuyên khoa, trong trường hợp thông thường thì nên dùng các sản phẩm chung nhất, thông dụng. Nên dùng thuốc vào buổi sáng vì lý do sinh lý, giảm tối đa nguy cơ ức chế ngược trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận. Sử dụng cách ngày cũng có thể hạn chế nguy cơ này. Khi giảm liều phải từ từ để tránh các biến chứng.
Ngoài nhóm thuốc Corticoid có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác như Chlorambucil, Cyclosporin A...
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn điều trị hội chứng thận hư đóng vai trò rất quan trọng. Cần tuân thủ nguyên tắc: hạn chế muối, nước khi có phù, tăng huyết áp; chế độ ăn hạn chế muối còn có thể làm giảm protein niệu. Cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể và bù lại lượng protein mất đi qua nước tiểu. Hạn chế protein khi có suy thận tạm thời.
Khi bị hội chứng thận hư phải có chế độ theo dõi sát sao hằng tháng tại các cơ sở chuyên khoa, tránh sử dụng thuốc không đúng dẫn đến suy thận.