Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn tiết dịch để bôi trơn khi quan hệ tình dục và bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều kèm theo các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa, có mùi hôi, thậm chí có bọt hoặc sau khi 'khô' đi để lại một mảng trắng bám vào bên trong bộ phận sinh dục thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung.
Đau, kích ứng âm đạo, đau vùng chậu, dịch âm đạo tiết nhiều, có mùi hôi, ngứa âm đạo.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh (metronidazole/Flagyl) đường uống hoặc dạng viên đặt âm đạo. Không uống rượu để tránh buồn nôn và nôn mửa. Nên điều trị đồng thời cho bạn tình.
Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn tiết ít dịch, để bôi trơn khi quan hệ tình dục và để bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều và kèm các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa, có mùi hôi, thậm chí có bọt hoặc sau khi 'khô' đi để lại một mảng trắng bám vào bên trong bộ phận sinh dục thì lúc đó bạn cần phải đi khám bệnh.
Khi có nhiều huyết trắng, bạn có thể đã bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng có thể là nấm candida albicans, trùng roi âm đạo hoặc tạp khuẩn. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn đến bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn, một bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng hay bị bỏ sót, không được điều trị.
Viêm âm đạo do tạp khuẩn là một bệnh nhiễm trùng hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, xuất hiện khi có sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn ở âm đạo.
Bình thường ở âm đạo có 2 nhóm vi khuẩn có 'hại' và có 'lợi'. Khi có sự mất cân bằng giữa 2 nhóm này, nhóm có 'hại' phát triển mạnh hơn thì người đó sẽ mắc bệnh.