Tóm tắt bệnh Kawasaki

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết

Là bệnh viêm mạch máu, thường ảnh hưởng đến trẻ em lứa tuổi 18-24 tháng. Bệnh thường kéo dài trong vài ngày và phục hồi hoàn toàn. Rối loạn này ảnh hưởng đến màng nhầy, các hạch bạch huyết, các thành mạch máu và tim. Viêm mạch máu ở tim có thể dẫn đến chứng phình động mạch và nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng

Sốt dai dẳng (trên 5 ngày), mắt đỏ, nứt môi, niêm mạc miệng đỏ, lưỡi màu đỏ tươi với bề mặt gồ ghề, rêu lưỡi trắng, lòng bàn tay và lòng bàn chân đỏ, bàn tay và bàn chân sưng lên, lột da, sưng hạch bạch huyết (thường chỉ ảnh hưởng đến một hạch bạch huyết), đau và sưng khớp.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra tim, bao gồm siêu âm tim và điện tâm đồ xác định tình trạng tổn thương tim.

  • Xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu (ESR), định lượng Protein phản ứng C (CRP).

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.

Điều trị

Trẻ em bị bệnh Kawasaki cần được nhập viện điều trị. Điều trị phải được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán được thực hiện để ngăn ngừa tổn thương động mạch vành và đau tim. Gamma globulin miễn dịch đường tĩnh mạch là điều trị cơ bản, được dùng với liều cao. Aspirin liều cao thường được kết hợp với Gamma globulin tĩnh mạch. Tuy nhiên, 25% trẻ em mắc chứng này vẫn phát triển các vấn đề ở động mạch vành. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung Steroids trong điều trị có thể cải thiện kết quả, tuy nhiên cần được nghiên cứu thêm.

Tổng quan bệnh Kawasaki

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Kawasaki