Tóm tắt bệnh Khí phế thũng

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Giãn phế nang

Một loại bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD) liên quan đến tổn thương các túi khí (phế nang) trong phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất của khí phế thũng là hút thuốc. Các bức tường của các phế nang bị phá hủy làm giảm khả năng đưa oxy vào máu của bệnh nhân. Nếu tiếp tục hút thuốc hậu quả là phế nang bị tổn thương nghiêm trọng bệnh nhân sẽ phải sử dụng oxy mãn tính, mắc bệnh về tim và suy phổi.

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ sau đó trở nên nhanh chóng tồi tệ hơn và bao gồm: Khó thở; thở khò khè;tức ngực; suy giảm khả năng hoạt động thể chất; ăn mất ngon; sút cân.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán có thể bao gồm: xét nghiệm chức năng phổi, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính ngực, kiểm tra khí máu động mạch và kiểm tra đờm.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị bao gồm thuốc giãn phế quản (Albuterol/Proventil, Combivent, Duoneb, Xopenex), Steroid dạng hít (Advair, Symbicort, Pulmicort), oxy, phục hồi chức năng phổi, và thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng liên quan. Trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ tổn thương phổi, và/hoặc ghép phổi. Khía cạnh quan trọng nhất của điều trị là ngừng hút thuốc.

Tổng quan bệnh Khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách 

  • Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra làm phổi cũng nở ra. Tương tự như một miếng xốp đang bị bóp chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong nó, phổi cũng hút không khí vào bên trong nó khi thành ngực nở ra. Không khí đi vào qua khí quản, các phế quản (hai ống dẫn khí chính đi vào phổi phải và phổi trái). Hai ống này tiếp tục chia ra thành những ống nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa đến đơn vị nhỏ nhất được gọi là phế nang. Phế nang là cấu trúc nhỏ nhất trong phổi, nó là một túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho. Phế nang nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất có tên là tiểu phế quản. Các phế nang và tiểu phế quản là những cấu trúc rất quan trọng của phổi giúp thực hiện tốt chức năng của mình. Đó cũng chính là những cấu trúc bị phá hủy trong bệnh khí phế thũng.

  • Miếng xốp hút nước được là do tất cả những lỗ nhỏ li ti bên trong nó nở ra cùng lúc sau khi được vắt khô. Nếu những lỗ này lớn hơn, miếng xốp không thể hút nước nhiều được. Đó là do những lỗ lớn không thể tự nở lớn ra bằng nhiều lỗ nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng phổi cũng tương tự như vậy sẽ hiểu được vì sao khí phế thũng lại gây suy giảm chức năng phổi. Phổi cần phải có tính đàn hồi để có thể giãn ra và co lại tốt. Cũng tương tự như miếng xốp, phổi cần rất nhiều phế nang (hàng trăm triệu) để hút đủ khí vào bên trong. Các phế nang càng ít và càng lớn thì hiệu quả sẽ càng kém đi.

Phân loại

  • Khí phế thũng nguyên phát: có 3 loại chính theo vị trí tổn thương.

    • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ hoặc trung tâm tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp B, hoặc týp xanh hay phù tím: Blue Bloater) là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn. Viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra (do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra), tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ, vì thế khi thiếu Oxy sẽ tạo nên các Shunt giải phẫu (thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, do VA/QC giảm). Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím.

    • Khí phế thũng toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp A, hoặc týp hồng thổi: Pink Puffer). Do thiếu hụt a1 kháng Proteaza, a1 Antitr bệnh nhân phải làm động tác thổi để chống lại xu hướng đó (hồng thổi).

    • Khí phế thũng tuyến nang xa (còn gọi là khí phế thũng cạnh vách). Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang. Thường ở ngoại vi phổi, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. Có thể có một hoặc nhiều bóng khí từ 1cm đến chiếm hết một bên lồng ngực.

  • Khí phế thũng thứ phát:

    • Khí phế thũng điểm (Focal) hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản: do tiểu phế quản bị giãn và bị xơ hoá. Thường ở người bị bệnh bụi phổi.

    • Khí phế thũng cạnh tổ chức xơ: Thường phát sinh cạnh các tổn thương xơ (thứ phát sau lao).

Điều trị bệnh

Ngừng hút thuốc

Mặc dù không thật sự nghiêm ngặt nhưng các bác sĩ cũng cho lời khuyên này đối với bệnh nhân bị khí phế thũng (và đối với tất cả mọi người). Bỏ thuốc có thể làm tiến trình của bệnh ngừng lại và có thể cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ có thể cho thuốc để cai nghiện hoặc cũng có thể dùng các cách thay đổi thói quen khác như dùng nhóm hỗ trợ. Bạn phải cùng hợp tác với bác sĩ để có thể bỏ thuốc thành công và để bắt đầu cải thiện chức năng phổi và chất lượng sống.

Thuốc

Có thể điều trị khí phế thũng theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị theo từng bước, tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.

  • Thuốc giãn phế quản: Đây là những loại thuốc làm cho đường dẫn khí mở ra lớn hơn giúp trao đổi khí tốt hơn, thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân khí phế thũng. Ở những trường hợp bệnh rất nhẹ, có thể chỉ cần phải dùng khi cần thiết, trong những giai đoạn bị thở hụt hơi.
    • Thuốc giãn phế quản thường gặp nhất đối với trường hợp khí phế thũng nhẹ là Albuterol (Proventil hoặc Ventolin). Nó cho tác dụng nhanh và một liều thường kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Albuterol thường gặp nhất dưới dạng bình xịt định liều hoặc MDI (Metered-dose Inhaler) và là dạng thường được dùng nhất đối với các trường hợp khí phế thũng nhẹ với những cơn thở hụt hơi xuất hiện gián đoạn.Trong trường hợp này, Albuterol được khuyên dùng như là một thuốc giải cứu, nó dùng để giải cứu bệnh nhân khỏi những cơn thở hụt hơi cấp tính nặng nề.

Nếu bạn bị thở hụt hơi ở một mức độ nào đó ngay cả khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng Albuterol thường xuyên theo lịch dưới dạng MDI hoặc xông khí dung. Xông khí dung là khi bạn hít thở, dung dịch thuốc đã được biến thành hơi nước bằng những dòng khí được thổi liên tục (cũng tương tự như cách các nhà hàng làm ẩm không khí bằng cách cho quạt thổi không khí đi xuyên qua nước). Bạn sẽ được xông khí dung một khi dùng dưới dạng hít qua MDI không còn có tác dụng.

    • Ipratropium Bromide (Atrovent) là một loại thuốc giãn phế quản khác được dùng trong những trường hợp khí phế thũng tương đối nhẹ. Tương tự Albuterol, nó cũng có dạng bình xịt định liều hoặc dung dịch dùng để xông. Tuy nhiên, không giống với Albuterol, nó thường được cho theo lịch, do đó không được kê đơn với mục đích cấp cứu. Atrovent cho tác dụng kéo dài hơn Albuterol.
    • Methylxanthine (Theophylline) và những loại thuốc giãn phế quản khác có những tính chất khác nhau có thể hữu ích trong những trường hợp nhất định. Tương đối thông dụng là dạng thuốc viên. Theophylline được dùng qua đường miệng. Nó có khả năng duy trì tác dụng làm thông đường thở. Buộc phải theo dõi nồng độ Theophylline trong máu. Nếu có quá nhiều Theophylline sẽ gây ra hiện tượng quá liều, nếu quá ít, sẽ không đủ khả năng làm giảm triệu chứng thở hụt hơi. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể tác dụng với Theophylline, làm thay đổi nồng độ máu mà không có dấu hiệu báo động nào. Do đó, ngày nay các bác sĩ rất cẩn thận trong việc sử dụng Theophylline. Nếu bạn đang dùng Theophylline, hãy tuân thủ đúng theo đơn và khám lại trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.
  • Corticoid: Làm giảm viêm cho cơ thể. Do khả năng này mà chúng được dùng trong điều trị bệnh phổi và các bệnh khác, chúng đã được chứng minh rằng có một số lợi ích trong khí phế thũng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với Corticoid. Corticoid có thể được dùng qua đường uống hoặc hít qua bình xịt định liều hoặc những dạng hít khác.
  • Kháng sinh: Thường được kê đơn cho những bệnh nhân khí phế thũng bị tăng thở hụt hơi. Ngay cả khi X quang phổi không cho thấy hình ảnh của viêm phổi hoặc bằng chứng nhiễm trùng, bệnh nhân được điều trị với kháng sinh có khuynh hướng giảm dần thời gian của các giai đoạn khó thở. Người ta nghi ngờ rằng nhiễm trùng có thể đóng vai trò trong những cơn khí phế thũng cấp, ngay cả trước khi nhiễm trùng trở thành viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.
  • Thở Oxi: Nếu bệnh nhân bị thở hụt hơi và được đưa đến khoa cấp cứu ở bệnh viện thường sẽ được cho thở Oxi. Cũng có thể cần phải cung cấp ôxy cho bệnh nhân bằng cách đặt một ống vào bên trong khí quản cho phép một loại máy có thể giúp thở cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, có thể cần phải thở Oxy tại nhà. Có những bình Oxi tại nhà có thể mang đi được và thuận tiện cho khi thực hiện các công việc thường ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể thực hiện ở một số bệnh nhân bị khí phế thũng tiến triển.

  • Đầu tiên là phẫu thuật cắt phổi. Mặc dù có thể nó không cho ấn tượng rằng giảm thể tích của phổi sẽ giúp cải thiện triệu chứng thở hụt hơi, điều quan trọng cần nhớ là khí phế thũng gây ra sự giãn nở bất thường của thành ngực, có thể làm giảm hiệu năng hô hấp. Bằng cách lấy đi một số vùng phổi thừa hoặc bị chết, phương pháp này có thể cải thiện khả năng hô hấp và chất lượng sống ở một số người.
  • Đối với những người bị khí phế thũng tiến triển nặng nhất, việc ghép 1 hay cả 2 phổi có thể là cách điều trị tức thời. Ghép phổi sẽ đưa đến một số nguy cơ cũng như thuận lợi khác. Những người được ghép phổi sẽ phải dùng thuốc để ngăn sự đào thải của cơ thể đối với mô ghép. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có đủ khả năng ghép, và những người đủ khả năng cũng chưa chắc được ghép bởi số phổi hiến có giới hạn.

Các câu hỏi liên quan bệnh Khí phế thũng

Whoops, looks like something went wrong.