Tóm tắt bệnh Khó tiêu

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Indigestion
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Chứng chóng no
  • Ingestion
  • Dyspepsia

Chứng khó tiêu hoặc rối loạn dạ dày - ruột là một thuật ngữ mô tả sự khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên. Đây không phải là một căn bệnh. Khó tiêu là một nhóm các triệu chứng thường bao gồm đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.

Triệu chứng

Chứng khó tiêu thường gây ra bởi axit dạ dày tiếp xúc với niêm mạc của hệ tiêu hóa. Axit dạ dày phá vỡ niêm mạc, gây kích ứng và viêm, kích hoạt các triệu chứng của chứng khó tiêu. Trong đa số các trường hợp, khó tiêu có liên quan đến việc ăn uống, đôi khi có thể do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Chẩn đoán

Đau và khó chịu trong dạ dày hay vùng ngực sau khi ăn uống, buồn nôn, ợ hơi, cảm giác tức nặng, óc ách ở bụng.

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD), siêu âm có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh khác gây ra triệu chứng.

Tổng quan bệnh Khó tiêu

  • Chứng khó tiêu hoặc rối loạn dạ dày - ruột là một thuật ngữ mô tả sự khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên. Đây không phải là một căn bệnh. Khó tiêu là một nhóm các triệu chứng thường bao gồm đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.

  • Chứng khó tiêu thường gây ra bởi axit dạ dày tiếp xúc với niêm mạc của hệ tiêu hóa. Axit dạ dày phá vỡ niêm mạc, gây kích ứng và viêm, kích hoạt các triệu chứng của chứng khó tiêu. Trong đa số các trường hợp, khó tiêu có liên quan đến việc ăn uống, đôi khi có thể do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Điều trị bệnh

Nguyên tắc chung:

  • Khó tiêu nhẹ không cần phải dùng thuốc mà chỉ cần trấn an, động viên bệnh nhân ăn uống điều độ; ngưng dùng các thuốc gây trào ngược axit hay ăn không tiêu nếu trước đó bệnh nhân đã dùng. Cần hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá vì tác dụng của chúng lên cơ vòng thực quản dưới, thực hiện chế độ ăn ít mỡ, tránh ăn vặt trước khi đi ngủ và gối đầu cao khi nằm.

  • Điều trị chuyên biệt đối với các bệnh thực thể. Dùng phương pháp phẫu thuật đối với trường hợp đau quặn túi mật, sử dụng chế độ ăn đặc biệt để điều trị bệnh thiếu Lactase và tiêu chảy mạn tính từng đợt, loét dạ dày cần điều trị với thuốc chuyên biệt; bệnh nhân khó tiêu do nguyên nhân chức năng nên dùng thuốc làm giảm axit dạ dày, kích thích cử động ruột hay làm giảm tính nhạy cảm của dạ dày.

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc ức chế hay trung hòa axit: Được sử dụng nhiều nhất để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, thuốc kháng Histamin H2 có ích trong điều trị bệnh từ nhẹ đến vừa; các triệu chứng nặng, viêm trợt hay viêm loét thực quản cần dùng thuốc ức chế bơm Proton.

  • Diệt mầm bệnh gây loét: Dùng thuốc diệt Helicobacter Pylori đối với bệnh nhân trẻ khó tiêu không có các triệu chứng báo động mà đã chẩn đoán xác định có vi khuẩn gây loét Helicobacter Pylori.

  • Sử dụng thuốc kích thích cử động của dạ dày, ruột: có thể dùng các thuốc kích thích cử động của dạ dày, ruột như: Cisaprid, Metoclopramid, Erothromycin và Domperidon có hiệu quả nhất định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

  • Những bệnh nhân khó tiêu kiểu rối loạn cử động có thể đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích cử động.

Các phương pháp khác:

  • Nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, có thể sử dụng phẫu thuật chống trào ngược.

  • Những bệnh nhân khó tiêu chức năng không đáp ứng với thuốc ức chế axit hay tăng vận chuyển nhưng có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Khó tiêu