Tóm tắt bệnh Lao ruột

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Lao thứ phát sau lao phổi
  • Lao thực quản
  • Lao họng hầu lao màng bụng

Lao ruột có hai loại, thường gặp là lao ruột thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột, trong đó chủ yếu là đường tiêu hóa (do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao), nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết, đường mật, hoặc đường tiếp giáp từ các cơ quan bị lao lân cận sang. Lao nguyên phát ít gặp hơn, do vi khuẩn lao khu trú ở ruột rồi mới phát triển sang cơ quan khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30 - 55.

Triệu chứng

Cơ thể suy nhược, sút cân, da xanh xao, sốt không thường xuyên, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, phân có lẫn máu và chất nhầy, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm, kém hấp thu, rò/ hẹp/tắc ruột.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm da tìm vi khuẩn lao.

  • Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) xét nghiệm các mô sinh thiết.

  • Chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên với Barium, các xét nghiệm khác đối với đường tiêu hóa trên, chụp X-quang ngực.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và/hoặc siêu âm ổ bụng.

  • Nội soi và sinh thiết đại tràng.

Điều trị

Liệu pháp kháng lao thông thường kéo dài tối thiểu 06 tháng.

Tổng quan bệnh Lao ruột

Mô tả

Bệnh tuy không thường gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng lớn. Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.

Phân loại

Lao ruột có hai loại, thường gặp là lao ruột thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột, trong đó chủ yếu là theo đường tiêu hóa (do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao), nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết, đường mật, hoặc đường tiếp giáp từ các cơ quan bị lao lân cận sang.Lao tiên phát ít gặp hơn là vi khuẩn lao khu trú ngay ở ruột rồi mới phát triển sang cơ quan khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30 - 55.

Điều trị bệnh

Điều trị nội khoa

  • Chế độ ăn: Ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột.

  • Thuốc: Thuốc điều trị nguyên nhân (diệt vi khuẩn lao): cần phải phối hợp 2 hoặc 3 loại trong các loại thuốc sau: Rifamixin, Ethambutol, INH, Streptomyxin.

      • Điều trị tấn công: 2 - 5 tháng.

      • Điều trị củng cố: 12 - 18 tháng.

    • Thuốc điều trị triệu chứng:

      • Chống đau bụng:

      • Atropin 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da.

      • Hoặc Belladol (cồn dung dịch 10%) x giọt/ngày.

      • Băng xe niêm mạc, chống ỉa chảy:

      • Tanin: 3 - 5g/24 giờ cho đến khi hết ỉa lỏng.

      • Kaolin: 10 - 20g/24 giờ.

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có biến chứng thủng, tắc ruột.

Các câu hỏi liên quan bệnh Lao ruột

Whoops, looks like something went wrong.