Tóm tắt bệnh Lao xương

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Lao xương khớp

Lao xương là tình trạng viêm các khớp, xương do lao trong đó viêm đốt sống – đĩa đệm do lao hay gặp nhất, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh. Vị trí thường gặp: lao đốt sống 60%, lao khớp háng 15-20%, lao khớp gối 10-15%, giảm ở các khớp khác. Vị trí xương cứng thường thấy là lao đốt ngón bàn tay, bàn chân.

Triệu chứng

Thương tổn đầu tiên của lao thường rất nhỏ và lớn dần, tuy đã có dấu hiệu lâm sàng nhưng chưa thay đổi trên X-quang trong giai đoạn đầu (thường thấy rõ sau hàng tháng hoặc hàng năm). Khác viêm xương tủy có quá trình kích thích tạo xương mới, lao xương chỉ phá hủy gây tiêu xương và xương chết. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân 20-40 tuổi.

Chẩn đoán

Sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém, nổi hạch, hạn chế khả năng vận động.

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang là cần thiết để xác định tình trạng của xương.

  • Có thể bổ sung: xét nghiệm IDR, xét nghiệm đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao BK (+), chụp xquang phổi, chụp X-quang đường tiết niệu tiêm tĩnh mạch (UIV), xét nghiệm nước tiểu; chọc khớp để cấy dịch và soi trực tiếp; sinh thiết bao khớp.

Tổng quan bệnh Lao xương

Bệnh lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác với viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh. Vị trí thường gặp: lao đốt sống 60%, lao khớp háng 15-20%, lao khớp gối 10-15%, giảm ở các khớp khác. Vị trí xương cứng thường thấy là lao đốt ngón bàn tay, bàn chân. Theo Ledoux - Lebard không có hình ảnh lao ở chỗ gãy xương nhờ sự bồi đắp cơ thể làm cản trở sự tiến triển của lao. Thương tổn đầu tiên của lao thường rất nhỏ và lớn dần, tuy đã có dấu hiệu lâm sàng nhưng chưa thay đổi trên X-quang trong giai đoạn đầu (thường thấy rõ sau hàng tháng hoặc hàng năm). Khác viêm xương tủy có quá trình kích thích tạo xương mới, lao xương chỉ phá hủy gây tiêu xương và xương chết.

Điều trị bệnh

Điều trị toàn thân bệnh lao xương

  • Nâng cao thể trạng.

  • Thuốc kháng lao: cần dùng liên tục, đủ thời gian và phối hợp nhiều loại thuốc.

  • Thường dùng:

    • INH 5mg/kg/ngày với người lớn; 10mg/kg/ngày với trẻ em.

    • Rifamycin 10mg/kg/ngày với người lớn; 15mg/kg/ngày với trẻ em.

    • Ethambutol 15mg/kg/ngày. Uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, dùng trong 18 tháng. Kiểm tra chức năng gan, thần kinh mắt để đề phòng các biến chứng do thuốc.

    • Có thể dùng P.A.S, Streptomycin.

Điều trị tại chỗ

  • Bất động vùng lao là biện pháp căn bản để tránh kích thích cơ học và giúp cơ thể chống nhiễm trùng thuận lợi. Đối với các trường hợp xương đã bị phá hủy cần bất động dài hơn đủ để dính khớp.

  • Song song điều trị nội khoa, cần mổ bỏ ổ lao vì không thể chắc không bị tái phát, đồng thời phá hàng rào bao bọc giúp thuốc kháng lao có tác dụng, cần phẫu thuật sau 3-4 tuần điều trị nội khoa.

  • Có thể rạch tháo dẫn lưu áp-xe lạnh khi đã dùng thuốc điều trị nội khoa.

  • Khi có biến chứng (liệt, vẹo...) cần phẫu thuật.

Các câu hỏi liên quan bệnh Lao xương