Có 2 dây thanh âm nằm ở thanh quản, có khả năng rung để tạo ra âm thanh, đồng thời ngăn chặn thực phẩm xâm nhập vào đường hô hấp trong quá trình nuốt. Nếu cả hai dây tê liệt và đóng lại có thể cản trở sự lưu thông của không khí, cần phải điều trị cấp cứu. Nếu chỉ có một dây thanh âm bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nói. Nguyên nhân mắc rối loạn này bao gồm: Chấn thương trực tiếp dây thanh âm, chấn thương ngực hoặc cổ ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên quan đến dây thanh âm, đa xơ cứng, đột quỵ và khối u.
Khàn tiếng, khó nói, khó nuốt.
Tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra nếu cả hai dây thanh âm bị tê liệt và đóng lại.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Việc chẩn đoán được thực hiện bằng cách kiểm tra trực tiếp các dây thanh âm bằng sợi quang (soi thanh quản).
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Soi phế quản.
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị có thể bao gồm: theo dõi, trị liệu ngôn ngữ hoặc phẫu thuật.
Trong trường hợp cấp tính gây tê liệt cả hai dây thanh âm, bệnh nhân cần được cấp cứu phẫu thuật để thông đường thở.