Tóm tắt bệnh Liệt nửa mặt

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Bell's Palsy
  • Chứng méo mặt
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Liệt nửa mặt, dân gian thường gọi là chứng 'méo mặt', xảy Rado dây thần kinh não số VII (dây thần kinh mặt) bị rối loạn chức năng, không có khả năng kiểm soát các cơ mặt ở bên bị ảnh hưởng. Thông thường, mắt ở bên bị ảnh hưởng không thể khép lại. Một số yếu tố gây liệt nửa mặt bao gồm: Khối u não, đột quỵ, bệnh nhược cơ, bệnh Lyme, tổn thương dây thần kinh mặt do tai nạn, chấn thương sau phẫu thuật (phổ biến nhất trong phẫu thuật tuyến mang tai và cổ), do viêm nhiễm: Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao, viêm nhiễm rễ dây thần kinh mặt. Nguyên nhân có thể không được xác định.

Triệu chứng

Người liệt nửa mặt có thể bị ù tai, nghe kém, tê liệt nửa mặt, không khép được mắt ở phần mặt bị liệt, mỏi chân tay bên đối diện với nửa mặt bị liệt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR), xét nghiệm nước tiểu.

  • Thăm dò tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV) có thể biết được mức độ tổn thương của dây thần kinh vận động tương ứng.

  • Xét nghiệm phản xạ nháy mắt (Blink).

Điều trị

  • Giữ mặt ấm.

  • Dùng vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, dùng dài ngày.

  • Kháng sinh Ampicilin 1-2 g/ngày, kháng viêm Prednisolone, Hydrocortancyl cho các trường hợp bị nhiễm trùng.

  • Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng.

  • Không được dùng Strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.

  • Vật lý trị liệu: Chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.

  • Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca.

  • Có thể dùng dòng điện Galvanie.

  • Thường xuyên tập các động tác ở mặt, trán, môi, miệng.

Tổng quan bệnh Liệt nửa mặt

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Liệt nửa mặt