Tóm tắt bệnh Loét dạ dày

Loét dạ dày là hiện tượng loét hay xói mòn niêm mạc dạ dày. Trong một vài trường hợp, các vết loét có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Sự nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các nguyên nhân sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh này: uống rượu, sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen, naproxen, aspirin), hút thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, nhập viện. Hiếm khi các vết loét có thể gây bục dạ dày dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc) gây đe dọa tính mạc.

Triệu chứng

Đau bụng, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, chất nôn có vẻ ngoài giống bã cafe, phân có màu đen, phân có máu, nóng rát trong lồng ngực.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm khác để xác định mức độ của bệnh bao gồm: kiểm tra trực tràng, nội soi đường tiêu hóa trên. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm kháng thể H. Pylori trong máu và kiểm tra hơi thở Urê (H. Pylori)

Điều trị

Có thể bổ sung: Nội soi, điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm lipase, chụp x-quang, nghiên cứu đông máu, nuôi cấy dịch dạ dày

Tổng quan bệnh Loét dạ dày

Viêm loét dạ dày - tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày - tá tràng.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày - tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới.

Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng mà không có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 - 40% có đau kiểu loét dạ dày - tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.

Hằng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp dạ dày - tá tràng...

Điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị:

  • Làm lành ổ loét.
  • Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
  • Phòng chống tái phát.
  • Theo dõi và phát hiện tình trạng ung thư hóa.

Việc điều trị nội khoa trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên tránh những thức ăn gây đau hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa, đồng thời phải kiêng cà phê, thuốc lá và rượu.
  • Thuốc: Đối với những trường hợp loét có nhiễm HP, loét tái phát nhiều lần, loét có biến chứng chảy máu, có thể tham khảo phác đồ sau đây:
    • Colloidal Bismuth Subcitrate 108 mg x 4 lần/ngày
    • Tetracycline 500 mg x 4 lần/ngày
    • Metronidazol (hoặc Tidinazol) 500 mg x 2 lần/ngày
    • Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.

Các câu hỏi liên quan bệnh Loét dạ dày

Whoops, looks like something went wrong.