Tóm tắt bệnh Loét giác mạc

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài. Nguyên nhân của loét giác mạc có thể là do nhiễm trùng, đặc biệt là ở những người đeo kính áp tròng, hoặc có thể là một triệu chứng của bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ và viêm đa động mạch nút.

Triệu chứng

Mắt đỏ ngầu; Chảy nước mắt nhiều; Nhạy cảm với ánh sáng; Mờ mắt; Ngứa; Đau mắt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ cũng có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ của bệnh.

Điều trị

Điều trị bệnh loét giác mạc phụ thuộc vào dạng loét: loét không bị nhiễm trùng hay loét bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn). Điều trị bao gồm các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Tổng quan bệnh Loét giác mạc

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài.

Loét giác mạc có thể xuất hiện ở trạng thái vô trùng (không có triệu chứng nhiễm khuẩn) hoặc ở trạng thái bị nhiễm trùng. Xung quanh vết loét thực tế là luôn có những chỗ bị thâm nhiễm, mờ đục cục bộ gây ra sự tích tụ các tế bào viêm nhiễm và chất dịch kính.

Việc vết loét có thuộc loại nhiễm trùng hay không là rất quan trọng đối với bác sĩ điều trị vì điều này quyết định đến phương pháp điều trị.

Các vết loét bị nhiễm trùng thường làm cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức mắt và có đặc điểm là xuất hiện một lỗ ở biểu mô của giác mạc làm ảnh hưởng cả đến khu tiền phòng mắt.

Các dạng vi khuẩn gây viêm nhiễm dễ được xác định như: trực khuẩn gây mủ xanh - là loại vi khuẩn tàn phá mạnh, có thể gây ra những tổn thương hết sức trầm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.

Các vết loét và vùng thâm nhiễm không bị nhiễm trùng thực tế là chúng không gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức mắt. Chúng thường khu trú ở vùng xung quanh giác mạc.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh loét giác mạc phụ thuộc vào dạng loét: loét không bị nhiễm trùng hay loét bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn). Các vết loét bị nhiễm trùng đòi hỏi phải có cách điều trị quyết liệt: một số trường hợp được tiến hành nhỏ thuốc kháng sinh vào mắt cứ sau 15 phút, các loại thuốc có chứa steroct không được chỉ định dùng trong trường hợp viêm loét do nhiễm trùng.

Trong thực tiễn điều trị nhãn khoa ở Nga, thường thì căn bệnh viêm loét giác mạc được chỉ định điều trị theo phương thức nội trú, bởi vì việc chỉ định điều trị kiểu này không chỉ thực hiện tra thuốc nhỏ và tra thuốc mỡ vào mắt mà còn tiến hành tiêm (tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bên trong mắt). Các vết loét dạng không bị nhiễm trùng thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp tra, nhỏ mắt bằng dung dịch có chứa hoặc không chứa Steroit kết hợp với việc dùng kháng sinh nhỏ mắt.

Các câu hỏi liên quan bệnh Loét giác mạc