Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng các động mạch bị thu hẹp do mảng bám chất béo và canxi, cũng được gọi là xơ vữa động mạch vành. Những yếu tố gia tăng nguy cơ: hút thuốc, béo phì, tiền sử gia đình, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, lối sống ít vận động và bệnh thận. Đôi khi một mảng xơ vữa động mạch có thể bất ngờ bị vỡ, gây ra cục máu đông chặn việc cung cấp máu cho một phần của tim. Nếu đó là cơ tim, nó sẽ gây ra cơn đau tim.
Đau thắt ngực.
Các triệu chứng khác bao gồm: đau hàm, đau cánh tay, đau lưng, đau bụng, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, lo âu, ngất xỉu, chóng mặt.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp mạch vành, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ngực, chụp X-quang, siêu âm tim và điện tâm đồ (EKG) có thể giúp phát hiện dấu hiệu của CAD và chẩn đoán cơn đau tim.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Xét nghiệm D-Dimer, Troponin.
Điều trị làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Các liệu pháp tốt nhất bao gồm việc kiểm soát huyết áp và cholesterol, tập thể dục, không hút thuốc và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Thuốc dùng để điều trị CAD là Aspirin, thuốc hạ huyết áp, Nitroglycerin và Statin để giảm cholesterol.
Điều trị cơn đau tim nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim, điều trị rối loạn nhịp tim và tối đa hóa chức năng tim. Trong cơn đau tim, thuốc Alteplase/t-PA thường được sử dụng để phá vỡ các cục máu đông.
Ở những người bị đau thắt ngực, tắc động mạch cần đặt bóng nong mạch vành, đặt Stent, phẫu thuật bắc cầu, thuốc làm loãng máu và thuốc chống tiểu cầu (Aspirin, Abciximab/ReoPro, Eptifibatide/Integrilin, Clopidogrel/Plavix).
Khi rối loạn nhịp, điều trị bằng thuốc (Amiodarone, Lidocaine), sốc điện hoặc dùng máy tạo nhịp tim.
Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy nên tim cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng, năng lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó.
Danh từ bệnh động mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại (hoặc tắc nghẽn), tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch vành là xơ vữa động mạch. Khi lòng động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.
Một số danh từ khác cũng được dùng để chỉ bệnh động mạch vành: như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ…
Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành chính.
Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn Lipid máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…
Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine, Clopidogrel…
Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.
Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.
Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chỗ, tổn thương kéo dài, các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể can thiệp được.
Đây là một ca mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.