Là bệnh phổ biến nhất của chứng mất trí. Sa sút trí tuệ (Dementia) là một rối loạn não có ảnh hưởng đến trí nhớ. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, không nhận ra người thân quen. Rối loạn phổ biến hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi, mặc dù đây không phải là một phần của quá trình lão hóa thông thường. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu bị cao huyết áp, chấn thương đầu và lịch sử gia đình có người mắc bệnh Alzheimer.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và xấu dần đi, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, không có khả năng để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, vấn đề ghi nhớ những người, sự thay đổi trong tính cách, vấn đề nói, và thay đổi hành vi.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các kiểm tra sẽ được thực hiện để loại trừ đột quỵ, nhiễm trùng, khối u não hay vấn đề trao đổi chất.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Không có thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể cải thiện chức năng hàng ngày của bệnh nhân, bao gồm: Donepezil (Aricept), Rivastigmine (Exelon), Galantamine (Reminyl) và Memantine (Namenda). Đơn giản hóa thói quen hàng ngày của bệnh nhân có thể hữu ích. Khi bệnh tiến triển, điều quan trọng là cung cấp hỗ trợ cho bệnh nhân và gia đình thông qua những người chăm sóc và các nhóm hỗ trợ.
Sa sút trí tuệ (Dementia) là mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội ở mức độ gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Sự thoái hóa mô não đang bình thường với nhiều nguyên nhân chưa được biết rõ, gây nên sự suy sụp dần dần trí nhớ và trí tuệ bệnh nhân.
Đây là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay, có khoảng 4 triệu người Mỹ và hơn 8 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Những yếu tố sau đây góp phần tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer:
Tuổi: là yếu tố nguy cơ lớn nhất, bắt đầu từ tuổi 65 thì mỗi 5 năm lại có gấp đôi số ca bị Alzheimer. Vào tuổi 85 thì có một nửa số người bị bệnh Alzheimer.
Giới tính: phụ nữ dễ bị bệnh hơn nam giới.
Dân tộc: các dân tộc có tần suất mắc bệnh Alzheimer khác nhau. Người da trắng ít mắc bệnh hơn người Mỹ gốc Phi hoặc Tây Ban Nha. Người châu Á cũng ít mắc bệnh hơn nơi khác. Người ta còn cho rằng bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường, thí dụ người Nhật sống tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Nhật sống tại Nhật.
Cao huyết áp và tăng cholesterol máu: nhiều nghiên cứu cho thấy người có huyết áp tâm thu cao hoặc tăng cholesterol máu sẽ có nguy cơ cao bị Alzheimer.
Hội chứng Down: người bị chứng này sẽ bị Alzheimer khi sống đến 40 tuổi và những bà mẹ sinh con bị Down sẽ có nguy cơ cao bị Alzheimer.
Cho đến nay, chưa tìm ra phương pháp chữa trị làm đảo ngược quá trình của bệnh Alzheimer nhưng chúng ta có thể làm chậm tiến triển bệnh. Các loại thuốc ức chế men Acetylcholinesterase có tác dụng trên những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc có khả năng dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim...
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần. Việc điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa Tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.