Tóm tắt bệnh Mày đay

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Mày đay
  • Mề đay
  • Phát ban

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng, đặc trưng là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước to nhỏ khác nhau. Nguyên nhân của mày đay thường là do cảm lạnh, dị ứng, hoặc căng thẳng.

Triệu chứng

  • Da bị đỏ, ngứa.
  • Nổi mẩn trên da.
  • Những sẩn mảng đỏ phù nề.

Chẩn đoán

Chẩn đoán và xét nghiệm

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Thử nghiệm dị ứng và/hoặc sinh thiết da có thể được chỉ định cho những trường hợp nặng hoặc để xác định nguyên nhân gây mày đay.

Tổng quan bệnh Mày đay

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước to nhỏ khác nhau, sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết.

Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính

  • Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
  • Mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Mày đay thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.

Điều trị bệnh

Đối với mày đay cấp tính:

  • Ăn nhẹ, giảm muối.
  • Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
  • Tránh dùng thuốc mỡ kháng Histamin (Phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ Corticoide ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
  • Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng Histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:
    • Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên/ngày.
    • Cetirizine (Zyrtec) 10mg x 1 viên/ngày.
    • Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên/ngày.
    • Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên/ngày.
    • Thuốc Corticoide (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng Histamin thông thường; không nên dùng để điều trị mày đay mãn tính tự phát.

Đối với mày đay mãn tính: Vì thường liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Các câu hỏi liên quan bệnh Mày đay