Tóm tắt bệnh Mòn răng

Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương răng, trong đó phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây mòn răng cơ học. Dùng tăm xỉa răng không đúng cách cũng gây nên hiện tượng này. Mòn răng hóa học do những chất hóa học, điển hình là axit gây nên. Thông thường axit có trong thuốc, các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều vitamin C, chứng trào ngược dịch vị dạ dày cũng có thể gây mòn răng.

Triệu chứng

  • Xuất hiện những rãnh khuyết hình chữ V ở 1/3 cổ răng, gần đường viền nướu, nó cũng có thế xảy ra với mặt nhai của răng hoặc giữa các răng.

  • Tăng sự nhạy cảm của răng với thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

  • Nghiêm trọng hơn, ngà răng bên trong men răng có thể bị lộ ra.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng. Nếu tổn thương mòn răng sâu vào bên trong, có thể trám. Nếu là mòn nông có thể không cần điều trị. Đối với những răng nhạy cảm, nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng kem fluor và nước súc miệng ở nhà. Đối với những răng mòn sâu có thể cần điều trị tủy hoặc nhổ bỏ. Nếu nguyên nhân mòn răng là do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình tư vấn. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại mà chỉ giúp hạn chế sự mòn răng.

Tổng quan bệnh Mòn răng

Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương, trong đó phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn.

Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây nên mòn răng cơ học. Dùng tăm xỉa răng không đúng cách cũng gây nên hiện tượng này.

Mòn răng hóa học do những chất hóa học, điển hình là axit gây nên. Thông thường axit có trong nước ép cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có ga hoặc các loại thức ăn khác.

Chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nên sự mòn răng. Ngay cả sự tiếp xúc thường xuyên với clo và các hoá chất khác trong bể bơi cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Ngoài ra, bất cứ loại thuốc nào có pH axit như viên vitamin C nhai, viên Aspirin nhai cũng có thể gây mòn răng khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng.

Điều trị bệnh

Khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên răng, hãy gặp nha sĩ. Bạn cũng có thể cảm thấy ê răng. Nếu được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn.

Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng. Nếu tổn thương mòn răng sâu vào bên trong, có thể trám. Nếu là mòn nông, không bị nhạy cảm có thể không cần điều trị. Đối với những răng nhạy cảm, nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng kem fluor và nước súc miệng ở nhà.

Nếu răng cần trám, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng biến mất bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là Composite (miếng trám nhựa) và GIC (Glass Ionomer Cement). Đối với những răng mòn sâu có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.

Những điều trị phục hồi có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng. Nếu nguyên nhân mòn răng là do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho toa thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.

Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại mà chỉ có thể giúp hạn chế sự mòn răng. Ví dụ, nha sĩ sẽ trám một lớp nhựa Composite lên các răng, vật liệu này có vai trò như một rào chắn sự tiếp xúc giữa axit và răng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Mòn răng