Tóm tắt bệnh Mộng du

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Miên hành
  • Sleepwalking

Mộng du là tình trạng đi lại hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi.

Triệu chứng

Đang ngủ bỗng nhiên bật dậy, nói, đi lại, thực hiện một số hành động trong vô thức.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể, theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân.

Tổng quan bệnh Mộng du

  • Mộng du là tình trạng đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn đang ngủ.

  • Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi.

  • Người mộng du đang ngủ có thể tự nhiên ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...

  • Thậm chí người mộng du có thể thực hiện một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.

  • Người lớn có thể có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Rất khó đánh thức người đang mộng du, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.

  • Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.

  • Mộng du là bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Khi trong gia đình có người bị bệnh này cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu thấy hiện tượng lần đầu tiên không nên hốt hoảng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh khi họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện những hoạt động trong giấc ngủ.

  • Cần xem xét các yếu tố tinh thần một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ở những người mắc phải chứng bệnh này, nhất là người lặp lại nhiều lần.

Điều trị bệnh

  • Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...

  • Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

  • Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

Các câu hỏi liên quan bệnh Mộng du

Whoops, looks like something went wrong.