Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Có các màng giả màu trắng phủ trên niêm mạc miệng. Những màng màu trắng bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau. Triệu chứng ở trẻ là: khó nuốt, kém ăn, quấy khóc, bỏ bú, sút cân.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chẩn đoán chủ yếu dựa trên quan sát niêm mạc miệng.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu: xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), nội soi họng, soi mẫu nấm dưới kính hiển vi...
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng các thuốc trị nấm và luôn giữ gìn vệ sinh khoang miệng. Chú ý: không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.
Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.
Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi.
Bệnh nấm lưỡi có liên quan đến khả năng miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, những yếu tố về cơ địa của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.
Phải có chỉ định và hướng dẫn theo dõi điều trị của bác sĩ:
Sử dụng dung dịch Natri Bicarbonate 2% hoặc Hydrogen Peroxide 1% rửa sạch khoang miệng rồi rửa sạch bằng tăm bông tẩm nước muối, sau đó dùng tím Methyl 1% bôi vào khoang miệng hàng ngày, sớm tối mỗi buổi 1 lần, thông thường 2 - 3 ngày có thể chữa khỏi.
Dùng Ketoconazole Table (là thuốc chống nấm họ Imadazole) 200mg nghiền nhỏ thành bột, thêm 20ml nước muối sinh lý chế thành dung dịch. Sau đó bôi dung dịch này lên niêm mạc khoang miệng, mỗi ngày 2 - 4 lần, thông thường 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, đa số trẻ trong vòng 5 ngày có thể khỏi.
Nghiền 50.000 đơn vị Nysfungin thành bột chia thành 4 lần, mỗi lần dùng một phần rắc trực tiếp vào khoang miệng, tạm thời không cho trẻ uống nước, để trẻ tự dùng lưỡi đảo đều, khiến thuốc tiếp xúc triệt để với niêm mạc khoang miệng. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, sau vài ngày tưa lưỡi sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 10ml dung dịch Nysfungin (chứa 200.000 đơn vị Nysfungin) bôi ngoài, mỗi ngày 3 - 4 lần hoặc dùng thuốc Đông y châu hoàng tán bôi lên khoang miệng.
Không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.
Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.