Nấm móng là bệnh phổ biến, bắt đầu là một đốm trắng hoặc vàng bên dưới chóp của móng tay hoặc móng chân. Khi nhiễm nấm sâu hơn, nấm móng có thể làm mất màu, dày và bong móng. Bệnh dễ tái phát.
Móng dày lên, giòn, dễ gãy, gồ ghề, biến dạng, xỉn màu, có các đốm khác màu, bong móng, đau, có mùi hôi.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Cạo một số mảnh vỡ ở dưới móng tay làm xét nghiệm xác định các loại nấm gây nhiễm trùng.
Nhiễm nấm nhẹ không cần điều trị. Dùng thuốc kháng nấm đường uống như terbinafine (Lamisil) và Itraconazole (Sporanox). Những loại thuốc này giúp phần móng mới mọc không bị nhiễm nấm, dần dần thay thế các phần bị nhiễm bệnh, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ như phát ban da, tổn thương gan. Thuốc sơn móng chống nấm Ciclopirox (Penlac). Kem bôi móng. Để móng tay không bị dày lên, dùng lotion có chứa urê. Phẫu thuật loại bỏ móng. Laser và các liệu pháp ánh sáng.
Nấm móng là bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.
Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc Pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v... Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.