Giun tóc ký sinh trong cơ thể gây rối loạn tiêu hoá, thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Giun tóc lây qua đường ăn uống do ăn, uống phải trứng giun. Bệnh giun tóc thường đi liền với bệnh giun đũa và phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ.
Ở trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt. Khi bệnh nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng: thiếu máu, đau bụng, gầy sút cân rõ rệt. Một số trường hợp bị nổi mẩn dị ứng hoặc có biểu hiện giống bệnh lỵ: đau bụng vùng đại tràng, mót rặn, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá.
Xét nghiệm phân tìm trứng giun.
Mebendazol (100mg hai lần một ngày trong 2-3 ngày ) hoặc Tiabendazol (50 mg/kg/ngày; uống làm 2 lần trong 2-3 ngày).
Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân có tập quán dùng phân người bón ruộng.
Giun tóc ký sinh trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá, thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: người bị nhiễm giun tóc do ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng.
Bệnh giun tóc thường đi liền với bệnh giun đũa. Các điều tra gần đây cho thấy, do đặc điểm khí hậu và tập quán dùng phân tươi bón ruộng, tỷ lệ nhiễm giun tóc ở miền Bắc cao nhất, sau đến miền Trung và miền Nam.
Điều trị nhiễm giun tóc đơn thuần: Dùng thuốc Albendazole hoặc Mebendazole
Điều trị nhiễm giun tóc phối hợp giun móc: Dùng thuốc Albendazole hoặc Mebendazole
Chú ý: (i) Sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ; (ii) Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.