Tóm tắt bệnh Nhiễm H. pylori (HP)

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Nhiễm HP

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hai phần ba dân số thế giới, gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc với nước bọt bị nhiễm bệnh hoặc phân.

Triệu chứng

Đa số bệnh nhân bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Những người khác có thể gặp các triệu chứng như bụng trên khó chịu, đau, đầy hơi và buồn nôn.

Khi nó gây ra viêm dạ dày nặng hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể bị chảy máu nội bộ với nôn mửa, phân có máu hoặc màu đen, đầu óc quay cuồng và mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu và siêu âm có thể được chỉ định tùy thuộc vào triệu chứng.

  • Việc chẩn đoán thường được khẳng định bởi kết quả xét nghiệm Urea hơi thở, xét nghiệm phân hoặc sinh thiết qua nội soi.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG) và xét nghiệm Lipase.

  • Xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: Xét nghiệm Urea hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể H. pylori, sinh thiết dạ dày.

  • Chụp cắt lớp vi tính.

Điều trị

Để điều trị, bệnh nhân thường sử dụng ba loại thuốc trong thời gian 7 - 14 ngày. Các loại thuốc thông thường là một chất ức chế bơm Proton (như Lansoprazole hoặc Pantoprazole) và hai loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Tổng quan bệnh Nhiễm H. pylori (HP)

  • Là loại xoắn khuẩn Gtam (-) sống cộng sinh trong dạ dày và gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày vì tạo ra một lượng lớn enzyme Urease. Enzyme này xúc tác phản ứng biến Ure thành NH3. Chính sự tích tụ lượng lớn NH3 đã phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và làm lớp niêm mạc này dễ vị viêm loét.

  • Nhiễm Helicobacter pylori (HP) là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người, khoảng nửa dân số thế giới mang loại vi khuẩn này trong cơ thể. Từ khi được khám phá vào năm 1983 bởi Warren & Marshall, H.pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

  • Diệt H. pylory phải đồng thời sử dụng nhiều kháng sinh và đôi khi cần phải lặp lại liệu trình với phương pháp phối hợp các loại kháng sinh khác nhau để tiệt trừ chúng. Tuy vậy, diệt trừ H.pylori vẫn còn là một thách thức hiện nay của y học vì tỉ lệ lưu hành các chủng đa đề kháng tăng nhanh trên thế giới, người bệnh bị tái đi tái lại không khỏi hẳn. Trong những năm gần đây, nhiều thử nghiệm đã đưa ra những phác đồ và chiến lược điều trị mới đối với nhiễm khuẩn H. pylori.

Điều trị bệnh

Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ có ít nhất 3 thứ thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 - 14 ngày tùy từng trường hợp, bao gồm các thuốc:

  • Kháng sinh chủ lực Clarithromycin (KLACID FORTE).

  • Kháng sinh hỗ trợ Amoxicillin hay Metronidazol.

  • Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của kháng sinh: Omeprazole, Esomeprazol.

  • Ngoài ra, một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat.

Làm thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?

  • Uống đúng và đủ liều thuốc thì phác đồ trên có khả năng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%.

  • Không được tự sửa đổi liều thuốc, thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh. Hơn nữa, những lần tái phát sau vi khuẩn sẽ rất dễ nhờn thuốc, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

  • Tuy nhiên, khi sử dụng phác đồ điều trị Helicobacter pylori, bạn cũng có thể gặp một số khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi... song những triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng thuốc.

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhiễm H. pylori (HP)

Whoops, looks like something went wrong.