Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn lưu hành trong máu. Bệnh gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.
Hầu như bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết mặc dù phổ biến nhất là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang), nhiễm trùng ổ bụng và viêm mô tế bào (nhiễm trùng da).
Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ lớn nhất mắc bệnh này. Những bệnh nhân này bao gồm: Bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân hóa trị liệu, bệnh nhân HIV, trẻ sơ sinh, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị bệnh mãn tính.
Sốt cao hoặc thân nhiệt thấp, tăng thông khí (thở quá nhanh), ớn lạnh, run rẩy, da nóng, nổi mẩn da, chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim nhanh, nhầm lẫn, mê sảng, giảm lượng nước tiểu, mạch yếu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các xét nghiệm được thực hiện để thiết lập chẩn đoán, xác định các loại vi khuẩn, và xác định mức độ thiệt hại do nhiễm khuẩn huyết gây ra.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).
Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
Điện tâm đồ (EKG).
Xét nghiệm Troponin máu.
Xét nghiệm nước tiểu (UA).
Chụp X-quang.
Có thể bổ sung: Xét nghiệm Lactate, khí máu động mạch (ABG), cấy máu, cấy nước tiểu
Nhiễm khuẩn huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ tử vong nhanh do choáng (shock) và suy cơ quan. Bệnh gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu, xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn khởi điểm.
Bệnh khác với vãng khuẩn huyết (Bacteremia) là vi khuẩn chỉ vào máu một lần rồi đến gây bệnh ở các bộ phận và không có biểu hiện lâm sàng nặng.
Vi khuẩn bất kể độc tính mạnh hay yếu đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
Điều trị đặc hiệu: Bằng kháng sinh:
Nguyên tắc điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết:
Phải điều trị sớm, dùng kháng sinh ngay sau khi lấy máu gửi đi nuôi cấy.
Phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp và đủ thời gian.
Phải dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Phỏng đoán vi khuẩn trước khi có kết quả cấy máu.
Điều chỉnh kháng sinh theo hiệu quả điều trị và kháng sinh đồ.
Ngừng kháng sinh: khi hết sốt, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt, nuôi cấy vi khuẩn âm tính, tốc độ máu lắng trở về bình thường.
Không dùng Corticoid.
Điều trị cụ thể: Bằng thuốc điều trị:
Khi chưa có kết quả cấy máu, điều trị kháng sinh theo phỏng đoán mầm bệnh.
Khi có kết quả cấy máu thì điều chỉnh kháng sinh theo kết quả lâm sàng và kháng sinh đồ.
Theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị:
Theo dõi nhiệt độ, tình trạng toàn thân, các ổ di bệnh.
Cần cấy máu khi cần thiết.
Làm các xét nghiệm máu, X-quang, siêu âm để kiểm tra.
Điều trị hỗ trợ và hồi sức
Đặc biệt chú ý phòng và chống sốc nhiễm khuẩn. Đảm bảo khối lượng tuần hoàn. Dùng các thuốc vận mạch khi cần thiết (Dopamin, Dobutrex, Noadrenalin).
Cần đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm để đo CVP.
Đảm bảo hô hấp: Thở oxy, đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần thiết.
Điều chỉnh cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
Chống suy thận cấp: Truyền đủ dịch, lợi tiểu bằng NaHCO3, chạy thận nhân tạo nếu cần.
Điều trị xuất huyết và đông máu nội mạc rải rác nếu có.
Hạ nhiệt: Chườm đá, Paracetamol.
Dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
Chăm sóc vệ sinh chống loét.
Dẫn lưu các ổ mủ.
Giải quyết các ổ nhiễm trùng tiên phát
Nạo hút rau còn sót trong tử cung.
Dẫn lưu nếu còn viêm tắc ở đường mật, đường tiết niệu.
Rút ống Sonde tiểu, Catheter tĩnh mạch.
Dẫn lưu ổ mủ.