Tóm tắt bệnh Nhiễm sán dây

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Tapeworm Infection
  • Nhiễm sán dải

Trong 6 loại sán hay gây bệnh ở người thì sán dây lợn và cá có sự phân bố hạn chế hơn nhưng vẫn có ở Việt Nam, còn 4 loại sán kia thì có mặt trên toàn thế giới. Người là vật chủ cuối cùng duy nhất của sán dây bò và sán dây lợn. Bệnh nhân bị nhiễm nhiều con sán thường gặp là các sán nhỏ hoặc sán dây cá. Đối với sán dây lớn, ít khi một người nhiễm trên 1 hay 2 con sán dây bò, sán dây lợn. Nguyên nhân gây nhiếm sán dây thường là do ăn uống mất vệ sinh, không thực hiện theo nguyên tắc "ăn chín uống sôi". Sán dây lớn có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Ấu trùng của sán dây lợn có thể xâm nhập cơ thể, nhập vào dòng máu và gây nhiễm trùng não, mắt hoặc đau tim.

Triệu chứng

  • Nhiều người không có triệu chứng nào.

  • Những người khác có thể bị buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, và giảm cân.

  • Bệnh nhân bị bệnh giun sán có thể bị co giật, khó thở, và giảm thị lực.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra phân có thể xác định trứng của sán dây.

  • Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để phát hiện kháng thể chống lại sán dây.

  • Chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện để phát hiện bệnh lý này.

Điều trị

Các thuốc được sử dụng để diệt các ký sinh trùng và làm giảm viêm, phổ biến nhất là Albendazole (Albenza), Praziquantel (Biltricide), và Nitazoxanide (Alinia).

Tổng quan bệnh Nhiễm sán dây

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhiễm sán dây