Tóm tắt bệnh Nhịp nhanh thất

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Rối loạn nhịp tim
  • VT

Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống.

Nhịp nhanh thất rất nguy hiểm vì có thể biến thành rung thất (VF) - cơ chế thường gặp nhất của đột tử tim, có khả năng gây tử vong cao.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhịp nhanh thất là cơn đau tim, suy tim, sử dụng ma túy, các khuyết tật tim bẩm sinh, phẫu thuật tim trước đó, chất điện giải bất thường.

Triệu chứng

  • Tim đập nhanh.

  • Đánh trống ngực.

  • Ngất (xỉu).

  • Choáng nhẹ.

  • Khó thở (thở nhanh).

  • Đau ngực.

  • Ra mồ hôi.

Chẩn đoán

  • Cần điện tâm đồ để biết chính xác rằng bệnh nhân đang có nhịp nhanh thất hay không.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang, xét nghiệm Troponin.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng, độ dài của thời gian bệnh nhân trải qua các nhịp nhanh thất và nguyên nhân của nó.

Tổng quan bệnh Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống.

Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút. Khi tần số từ 250-300 chu kỳ/phút thường là cuồng thất và rung thất thường có tần số >350 chu kỳ/phút.

Có một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất nhiều ổ gọi là xoắn đỉnh có đặc điểm cũng như cách thức điều trị khác. Thời gian cơn tim nhanh thất kéo dài > 30 giây gọi là cơn tim nhanh thất bền bỉ và thời gian cơn tim nhanh thất < 30 giây gọi là cơn tim nhanh thất không bền bỉ.

Điều trị bệnh

Cơn tim nhanh thất bền bỉ:

  • Điều trị cắt cơn

    • Sử dụng thuốc nếu không có nhiều triệu chứng nặng nề:

      • Lidocain (Xylocain): Tác dụng tốt, thời gian bán huỷ ngắn 20-30 phút, ít tác dụng phụ, ít ảnh hưởng tới dẫn truyền nhĩ thất cũng như sức co bóp cơ tim, do đó có thể dùng tốt cho những bệnh nhân có suy tim.

      • Thuốc có một số tác dụng phụ lên thần kinh trung ương gây kích thích vật vã, thao cuồng, trong những trường hợp như vậy chỉ cần giảm liều lượng thuốc mà không cần ngừng hẳn sử dụng thuốc.

      • Cordarone (Amiodarone): Thuốc có tác dụng tốt đối với rối loạn nhịp thất, ít ảnh hưởng đến chức năng tim. Tiêm tĩnh mạch chậm trong trường hợp cần cắt cơn nhanh nhưng chỉ sử dụng khi chức năng tim còn tốt.

      • Procainamide: Khi Xylocain không có kết quả, huyết động ổn định có thể dùng Procainamide tiêm tĩnh mạch chậm 100 mg/lần, sau 5-10 phút không kết quả có thể nhắc lại lần hai.

 

  • Diphenitoin: Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp nhịp nhanh thất do ngộ độc Digitalis.

    • Flecainide: Cũng tương tự như Propafenone, Flecainide có thể làm giảm chức năng tim. Liều lượng 200-400 mg/ngày, chia làm 2 lần.

    • Propafenone: Có thể làm giảm chức năng tim. Liều lượng: 300-600 mg/ngày, chia làm 2 lần.

    • Tạo nhịp thất có chương trình (vượt tần số, dưới tần số hoặc tạo nhịp thất sớm có chương trình). Phương pháp này nhằm tạo các xung động xâm lấn vào vòng vào lại, phá vỡ vòng vào lại và làm ngưng cơn nhịp nhanh thất. Phương pháp này rất có hiệu quả để cắt cơn nhịp nhanh thất do vòng vào lại và có thể áp dụng khi bệnh nhân có rối loạn huyết động.

    • Sốc điện chuyển nhịp:

      • Sốc điện cấp cứu khi có các triệu chứng nặng nề như tụt áp, đau thắt ngực, suy tim nặng.

      • Sốc điện khi các biện pháp khác không kết quả.

      • Sốc điện đồng bộ, có gây mê, liều điện 200-360J.

  • Điều trị dự phòng tái phát cơn

    • Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim theo đường uống. Có thể sử dụng một trong các thuốc chống rối loạn nhịp tim như Amiodarone, Mexitil, Procainamide, Rythmodan, Propafenone, Flecainide...

    • Khi điều trị thuốc không có hiệu quả có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:

    • Cấy máy tạo nhịp thất chống nhịp nhanh.

    • Triệt bỏ nhịp nhanh thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua dây thông điện cực (Catheter).

    • Phẫu thuật cắt bỏ ổ loạn nhịp.

Cơn tim nhanh thất không bền bỉ:

  • Điều trị cắt cơn: Chỉ điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng và sử dụng các thuốc để cắt cơn tim nhanh như trong điều trị nhịp nhanh thất bền bỉ.

  • Điều trị dự phòng tái phát cơn giống như trong điều trị phòng tái phát cơn của nhịp nhanh thất bền bỉ.

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhịp nhanh thất

Whoops, looks like something went wrong.