Tóm tắt bệnh Phình bóc tách động mạch chủ

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Phình tách động mạch chủ
  • Phình động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, mang máu chứa ôxy cung cấp cho toàn cơ thể. Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ - một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó. Phình động mạch chủ xảy ra khi các bức tường của động mạch chủ bị rách hoặc bị chia cắt.

Triệu chứng

Thành mạch bị hư hỏng có thể gây ứ máu ở các động mạch khác, dẫn đến đột quỵ, đau tim hoặc tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan khác. Khi túi phình động mạch chủ bị vỡ sẽ gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tượng bóc tách có thể xảy ra ở động mạch chủ ở ngực (ngực), động mạch chủ bụng, hoặc ở cả ngực và bụng.

Chẩn đoán

  • Đau tức ngực.

  • Khó thở.

  • Ngất.

  • Suy nhược.

  • Huyết áp thấp.

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • CT scan ngực hoặc chụp mạch cộng hưởng từ MRI, siêu âm tim qua thực quản, điện tâm đồ (EKG), Troponin và chụp X-quang là các nghiên cứu chẩn đoán tốt nhất. 

  • Xét nghiệm máu (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

Tổng quan bệnh Phình bóc tách động mạch chủ

Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ - một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó.

Động mạch chủ, có độ dày bằng vòi tưới cây, xuất phát từ tim rồi chạy ra xuyên suốt trung tâm của ngực và bụng. Do động mạch chủ là nguồn cung cấp máu chính cho cơ thể, nên khi túi phình động mạch chủ bị vỡ sẽ gây chảy máu nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù có thể bạn chưa bao giờ có bất kỳ một triệu chứng gì trước đó nhưng khi phát hiện ra rằng bạn đang bị phình động mạch chủ thì đó là một điều thật sự đáng sợ. Hầu hết những túi phình nhỏ và phát triển chậm không bị vỡ, nhưng những túi phình lớn, phát triển nhanh thì có thể bị vỡ.

Tùy thuộc vào kích thước và tốc độ phát triển của túi phình, phương pháp điều trị có thể thay đổi từ theo dõi sát cho đến mổ cấp cứu. Khi phát hiện ra bệnh nhân bị phình động mạch chủ, bác sĩ sẽ theo dõi sát để cho thể chuẩn bị phẫu thuật nếu cần thiết.

Phẫu thuật cấp cứu phình động mạch chủ có thể nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị bệnh

Mục tiêu điều trị là ngăn không cho túi phình bị vỡ.

  • Túi phình nhỏ: Nếu túi phình nhỏ, có đường kính khoảng 4cm trở xuống, không có triệu chứng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị theo dõi hơn là phẫu thuật. Thông thường, các túi phình nhỏ không cần thiết phải phẫu thuật do nguy cơ của cuộc phẫu thuật lớn hơn nguy cơ vỡ. Nếu bạn chọn cách này, bác sĩ sẽ theo dõi túi phình bằng siêu âm định kỳ, thường là 6 - 12 tháng/lần, và khuyến khích bạn thông báo ngay lập tức nếu như bạn bắt đầu thấy nhạy cảm ở thành bụng hoặc đau lưng - là những dấu hiệu nguy cơ của bóc tách hoặc vỡ.

  • Túi phình trung bình: Có kích thước từ 4 – 5,5cm. So sánh nguy cơ giữa hai lựa chọn phẫu thuật và theo dõi trở nên không rõ ràng. Bạn sẽ phải cần thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ giữa theo dõi và phẫu thuật để có thể tìm ra được lựa chọn tốt nhất.

  • Túi phình lớn hoặc phát triển nhanh: Nếu túi phình lớn (> 5,5cm), hoặc phát triển nhanh (> 0,5cm trong vòng 6 tháng), rò rỉ, căng hoặc đau, có thể bạn sẽ cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để điều trị phình động mạch chủ bao gồm cắt bỏ vùng bị tổn thương trên động mạch chủ và thay thế nó bằng một ống nhân tạo được khâu vào tại chỗ. Phẫu thuật này cần phải mở bụng hoặc mở ngực và có thể mất đến 6-7 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật ít xâm lấn hơn bằng cách can thiệp nội mạch. Bác sĩ sẽ gắn ống ghép nhân tạo vào đầu tận của một ống nhỏ (Catheter) được đặt vào động mạch ở chân và luồn đến động mạch chủ.

Ống ghép - ống được phủ bằng lưới kim loại - được đặt ở vị trí túi phình và được giữ chặt lại bằng những đinh ghim hoặc móc nhỏ. Ống ghép sẽ gia cố cho khu vực bị yếu của động mạch chủ để ngăn không cho túi phình bị vỡ. Thời gian phục hồi cho những bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp nội mạch ngắn hơn so với bệnh nhân phải mở ngực hoặc mở bụng 1 - 2 tuần so với 6 tuần đối với mổ hở. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người được can thiệp nội mạch cũng có tỷ lệ tử vong và biến chứng do túi phình thấp hơn.

Điều trị phình động mạch chủ ngực:

Nếu bạn bị phình động mạch chủ ngực, thường sẽ được phẫu thuật nếu như kích thước túi phình vào khoảng 5,5cm hoặc lớn hơn. Nếu bạn bị hội chứng Marfan hoặc có tiền sử gia đình bị bóc tách động mạch chủ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật ngay cả khi túi phình có kích thước nhỏ hơn giá trị trên.

Đối với những người bị hội chứng Marfan, thuốc chẹn beta cũng được chứng minh là có tác dụng làm chậm lại tiến trình phát triển của túi phình động mạch chủ ngực.

Phẫu thuật cấp cứu:

Mặc dù có thể sửa chữa túi phình vỡ trong một cuộc mổ cấp cứu nhưng nguy cơ của nó sẽ cao hơn rất nhiều và bệnh nhân có rất ít cơ hội sống sót. Nhiều bệnh nhân bị phình động mạch chủ vỡ tử vong trước khi họ đến được bệnh viện.

Có nên điều trị ngoại khoa đối với phình động mạch chủ ngực hay không phụ thuộc vào việc bạn có bị những bệnh nào khác không, chẳng hạn như hội chứng Marfan, và vị trí của túi phình.

Các câu hỏi liên quan bệnh Phình bóc tách động mạch chủ

Whoops, looks like something went wrong.