Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trừ khi bị viêm loét chảy máu hay phát hiện do ngẫu nhiên. Polyp dạ dày hay còn gọi là u lành dạ dày. Theo thời gian, u lành có thể chuyển sang ác tính, vì vậy khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần được lên kế hoạch để cắt bỏ các khối u này.
Polyp dạ dày thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các triệu chứng có thể gặp: đau hoặc đau khi ấn vào vùng bụng, tiêu chảy, phân có máu, thiếu máu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Nội soi dạ dày, sinh thiết dạ dày làm xét nghiệm.
Điều trị tùy thuộc vào loại polyp: polyp nhỏ không phải là u tuyến có thể không cần điều trị, chỉ cần nội soi định kỳ để theo dõi. Polyp dạ dày lớn và u tuyến cần được phẫu thuật nội soi để loại bỏ. Polyp thuộc hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình cần được loại bỏ vì có thể trở thành ung thư. Nếu viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị nhiễm trùng H.pylori có thể làm polyp tăng sản biến mất và ngăn chặn các khối u tái phát.
Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày.
Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trừ khi bị viêm loét chảy máu hay phát hiện do ngẫu nhiên.
Polyp dạ dày hay còn gọi là u lành dạ dày. Theo thời gian, u lành có thể chuyển sang ác tính vì vậy khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần được lên kế hoạch để cắt bỏ các khối u này.
Điều trị có thể không cần thiết: Khối u nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng và chỉ số ít khi trở thành ung thư. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi định kỳ khối u dạ dày. Có thể nội soi để xem liệu khối u dạ dày có phát triển không. Khối u mọc hoặc có dấu hiệu và triệu chứng có thể được cắt bỏ.
Cắt bỏ u tuyến và khối u dạ dày lớn: Điều trị để cắt bỏ khối u dạ dày có thể được đề nghị nếu khối u là u tuyến hoặc nếu chúng có đường kính lớn hơn 1cm. Hầu hết các khối u có thể được cắt bỏ trong nội soi.
Điều trị nhiễm H.pylori và ngăn ngừa khối u: Nếu có viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị diệt vi khuẩn H.pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất. Cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát. Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định xem có vi khuẩn H.pylori không. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh trong vài tuần để diệt vi khuẩn H.pylori.