Tóm tắt bệnh Răng thừa

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Răng dư

Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm và có thể được tìm thấy hầu như ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm. Răng thừa có thể gồm một hoặc nhiều răng, mọc ở một phía hoặc hai phía, đã nhú ra hoặc mọc ngầm và ở một hoặc cả hai hàm. Răng thừa được phân loại theo hình thái và vị trí. Ở bộ răng sữa, hình thái răng thừa thường giống với hình dạng răng thông thường hoặc hình nón. Ở bộ răng vĩnh viễn, hình thái răng thừa đa dạng hơn. Có 4 loại hình thái răng thừa ở bộ răng vĩnh viễn là: dạng hình nón, dạng củ, dạng răng phụ, dạng u xơ răng.

Triệu chứng

Răng thừa có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe và chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào loại và vị trí của răng thừa và những ảnh hưởng của nó hoặc ảnh hưởng tiềm tàng trên răng lân cận. Nhổ răng thừa nếu răng cửa giữa chậm mọc hoặc mọc chèn ép, có dấu hiệu làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa, có liên quan đến bệnh lý, chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến, sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch, răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế, răng thừa mọc lộ ra ngoài. Theo dõi nếu không nhổ bỏ răng thừa trong các trường hợp sau: các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật, không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt; không liên quan đến bệnh lý; nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.

Tổng quan bệnh Răng thừa

Ở trẻ em, hệ răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Ở người trưởng thành hệ răng gồm 32 chiếc, 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.

Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm, ngoài những răng bình thường và có thể được tìm thấy hầu như ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm. Răng thừa có thể xảy ra một hoặc nhiều răng, một phía hoặc hai phía, đã nhú ra hoặc còn ở mọc ngầm và ở một hoặc cả hai hàm.

Răng thừa được phân loại theo hình thái và vị trí. Ở bộ răng sữa, hình thái răng thừa thường giống với hình dạng răng thông thường hoặc hình nón. Ở bộ răng vĩnh viễn, hình thái răng thừa đa dạng hơn. Có 4 loại hình thái răng thừa ở bộ răng vĩnh viễn là:

  • Dạng hình nón

  • Dạng củ

  • Dạng răng phụ

  • Dạng u xơ răng.

Điều trị bệnh

Điều trị tùy thuộc vào loại và vị trí của răng thừa và những ảnh hưởng của nó hoặc ảnh hưởng tiềm tàng trên răng lân cận. Việc quản lý răng thừa nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện và không nên xem xét riêng rẽ.

Chỉ định nhổ răng thừa

Việc loại bỏ các răng thừa được chỉ định khi:

  • Răng cửa giữa chậm mọc hoặc chèn ép.

  • Có dấu hiệu rõ ràng làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa.

  • Có liên quan đến bệnh lý.

  • Chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến.

  • Sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch.

  • Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế.

  • Răng thừa mọc lộ ra ngoài.

Chỉ định theo dõi nếu không nhổ bỏ răng thừa

Nhổ bỏ không phải lúc nào cũng là giải pháp được chọn lựa để điều trị răng thừa. Chúng có thể được theo dõi mà không cần phải nhổ bỏ trong các trường hợp sau:

  • Các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật chung.

  • Không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt;

  • Không liên quan đến bệnh lý;

  • Nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.

Lời khuyên sau khi nhổ răng thừa

Ba yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để răng ngầm mọc ra sau khi nhổ bỏ răng thừa:

  • Loại răng thừa;

  • Khoảng cách dịch chuyển răng ngầm vĩnh viễn;

  • Khoảng không gian có sẵn trong cung răng của răng ngầm.

Loại bỏ các răng thừa cản trở mọc răng vĩnh viễn thường mang lại kết quả, cung cấp đủ chỗ cần thiết trên cung răng. 75% răng cửa mọc lên một cách tự nhiên sau khi nhổ bỏ răng thừa. Việc mọc răng xảy ra trung bình khoảng 18 tháng với điều kiện là răng cửa không quá xa vị trí và đủ chỗ cần thiết.

Nếu không đủ chỗ, cần phải dịch chuyển răng lân cận để tạo ra không gian cho răng cửa mọc. Trong trường hợp đó, răng nanh của bộ răng sữa có thể phải được nhổ bỏ tại thời điểm nhổ răng thừa. Trường hợp có đủ không gian và răng cửa không mọc, phẫu thuật để lộ răng cửa và chỉnh hình kéo răng thường là cần thiết.

Các câu hỏi liên quan bệnh Răng thừa