Rò luân nhĩ là hiện tượng vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh). Lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bình thường lỗ rò bé bằng đầu tăm này không có biểu hiện gì khác, khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, mùi hôi hoặc phình ra tạo thành một nang (nếu nang bị vỡ ra thường để lại sẹo nhăn nhúm ảnh hưởng đến thẩm mi). Nếu bị bội nhiễm, nang sẽ ngày càng to dần ra và tạo thành áp-xe rò luân nhĩ.
Lỗ rò bé bằng đầu tăm trên da, ở trạng thái bình thường, thỉnh thoảng ở miệng ống rò có thể chảy dịch hôi, khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, có mùi hôi hoặc phình ra tạo thành nang, nếu bị bội nhiễm thì sẽ tạo ra áp-xe rò luân nhĩ.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Nuôi cấy dịch làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh để điều trị bằng kháng sinh phù hợp.
Vệ sinh sạch sẽ lỗ rò, dùng kháng sinh điều trị viêm, dẫn lưu dịch ở ổ áp-xe.
Rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh). Lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bản chất trong lòng đường rò này là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết.
Bình thường thì chỉ thấy một lỗ rò bé bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, mùi hôi hoặc phình ra tạo thành một nang (nếu nang bị vỡ ra thường để lại sẹo nhăn nhúm ảnh hưởng đến thẩm mỹ). Nang này bị bội nhiễm thì ngày càng to dần ra và tạo ra áp-xe rò luân nhĩ.
Tùy theo mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp khác nhau để điều trị rò luân nhĩ.
Khi bị viêm nhiễm (nang chưa bị vỡ) có thể phối hợp kháng sinh với phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đường rò để tránh viêm nhiễm tái phát cũng như phòng biến chứng vỡ nang hay áp-xe hóa.
Khi áp-xe hoặc vỡ nang rò (tự vỡ hoặc do chích rạch): cần phải dùng kháng sinh kết hợp dẫn lưu tốt (không nên mổ lấy đường rò giai đoạn này).