Tóm tắt bệnh Rối loạn ăn uống

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Eating disorder
  • Chán ăn tâm thần
  • Cuồng ăn tâm thần

Bệnh nhân có nhận thức méo mó về cơ thể, nghĩ rằng họ đang thừa cân và sợ hãi một cách vô lý rằng mình sẽ trở nên béo phì. Rối loạn này có thể rất nghiêm trọng, bệnh nhân bị sụt cân và suy dinh dưỡng. Chán ăn tâm thần thường gặp ở các cô gái trẻ.

Triệu chứng

Sợ béo, sụt 15% trọng lượng cơ thể, trầm cảm, vận động quá sức, thiếu máu do chu kỳ kinh nguyệt, suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác của suy dinh dưỡng.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), thử thai (BHCG) và phân tích nước tiểu (UA).

Điều trị

  • Liệu pháp này nhằm khắc phục hậu quả chán ăn và đánh giá tâm lý.

  • Điều trị bao gồm: ăn đường tĩnh mạch, truyền dịch, tư vấn tâm lý và dùng thuốc chống trầm cảm.

Tổng quan bệnh Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Các chứng rối loạn ăn uống:

  • Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn da bọc xương mà vẫn nhịn. Chứng này có thể đưa đến tử vong như đã nói trên.

  • Chứng ăn nôn (Bulimia Nervosa): Người mắc chứng này ăn nhiều, cứ cho thức ăn vào miệng xong tìm cách nôn ra hết để khỏi lên cân.

  • Chứng ăn nhiều (Binge Eating Disorder): Như tên gọi, người mắc chứng này có những bữa ăn thật nhiều nhưng không nôn ra.

Ngoài những hội chứng chính như trên, còn có những dạng khác như nôn mà không ăn nhiều, nhai và nhổ ra và nhịn ăn nhưng không đến nỗi xuống cân quá nhiều.

Đa số những người Mỹ mắc những chứng trên là nữ trong tuổi từ 12 tới 25. Phái nam ít bị hơn ngoại trừ trường hợp chứng ăn thật nhiều.

Điều trị bệnh

  • Càng sớm can thiệp khi bệnh mới bắt đầu thì kết quả càng khả quan. Thời gian bình phục có thể mất hàng tháng hay hàng năm, nhưng phần lớn đều khỏi.

  • Những thay đổi trong hành vi ăn uống có thể là do sự phối hợp nhiều bệnh khác nhau gây ra, do vậy bước đầu tiên phải làm là khám sức khoẻ tổng quát.

  • Trong việc chữa trị, không chỉ có bác sĩ tâm lý mà còn bao gồm các bác sĩ thuộc chuyên ngành liên quan như dinh dưỡng, đồng thời phải chữa cả bệnh thể lý để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Việc điều trị có thể bao gồm: Giúp tạo lại các thói quen ăn uống lành mạnh; đồng thời tác động về mặt tâm lí để giúp người bệnh thay đổi niềm tin và hành vi có hại liên quan tới ăn uống. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc trị trầm cảm để làm giảm bớt tâm trạng lo âu.

Các câu hỏi liên quan bệnh Rối loạn ăn uống