Tóm tắt bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Borderline personality disorder
  • BPD
  • Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định

Là rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác trống trải, khả năng tự nhận thức kém, các mối quan hệ không ổn định và có hành vi bốc đồng. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Những người mắc rối loạn này thường bị rối loạn tâm trạng, rối loạn ăn uống hay lạm dụng chất gây nghiện. Tỉ lệ phụ nữ mắc rối loạn này nhiều gấp 3 lần nam giới.

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm khả năng tự nhận thức không ổn định, bốc đồng, có hành vi tự tử, sợ bị bỏ rơi và khó kiểm soát sự tức giận. Một số người bị hoang tưởng, có các triệu chứng loạn thần.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm được thực hiện để loại trừ các bệnh khác.

  • Chẩn đoán dựa trên đánh giá lâm sàng.

  • Kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), xét nghiệm nước tiểu hoặc kiểm tra độc chất trong huyết thanh.

Điều trị

  • Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Tâm lý trị liệu là một biện pháp thiết yếu.

  • Không có loại thuốc cụ thể để điều trị rối loạn nhân cách. Sử dụng thuốc căn cứ vào triệu chứng. Thuốc chống trầm cảm như Fluoxetine (Prozac), Sertraline (Zoloft), Paroxetin (Paxil) và Citalopram (Celexa) thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng trầm cảm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thêm chất ổn định tâm trạng như Lithium (Lithobid và tên thương hiệu khác) hoặc Topiramate (Topamax). Trường hợp có triệu chứng tâm thần, bác sĩ có thể kê thêm thuốc Risperidone (Risperdal) hoặc Olanzapine (Zyprexa).

Tổng quan bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với "người thường" nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng. Nói vậy để thấy rằng khái niệm về rối loạn nhân cách là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần.

J.Reich cũng như Kaplan đều đưa ra các con số là 6 - 11,1% dân số chung có vấn đề về rối loạn nhân cách.

Thế nào là nhân cách bình thường?

Nhân cách bình thường thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, các thể chế xã hội hiện hành. Sự bình thường còn được thể hiện ở tính đáp ứng đa dạng với những đòi hỏi của hoàn cảnh xung quanh.

Nhìn sâu hơn ta có thể dựa vào 3 yếu tố sau để quy định tính “bình thường” của nhân cách, đó là tính giá trị, tính bình quân và tính thích ứng.

  • Tính giá trị: Sự bình thường đi cùng với hình ảnh lý tưởng của một con người, là những gì họ phải phấn đấu để trở thành, sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức hiện hành. Từ quan điểm này ta thấy tất cả những hành vi không đáp ứng các quy chuẩn lý tưởng và đạo đức hiện hành đều có thể xem như bất thường.

  • Tính bình quân: Sự bình thường đồng hành với tính phổ biến, phù hợp với đại đa số. Thiểu số người lệch ra khỏi nhóm bình quân được xem như khác thường.

  • Tính đáp ứng: Sự bình thường nằm trong việc đáp ứng linh hoạt đối với các thay đổi tình huống. Tất cả những đáp ứng máy móc, thiếu tính linh hoạt và lặp đi lặp lại đều phải xem xét về tính bất thường của chúng.

Nhân cách bệnh lý:

Ta nói tới tính bệnh lý khi nhân cách được xây dựng trên nền tảng của sự phòng thủ quá đáng của tính lo âu loạn thần kinh hoặc ngược lại đẩy bệnh nhân tới rìa biên giới giữa sự bình thường và thế giới phi thực tế của loạn thần.

Một số dạng rối loạn nhân cách:

  • Nhân cách bùng nổ chống đối xã hội

  • Các rối loạn về phân định giới tính

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

  • Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định

  • Rối loạn nhân cách kịch tính

  • Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức

  • Rối loạn nhân cách lo âu

  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc.

Điều trị bệnh

  • Liệu pháp tâm lý: Kiểu tư vấn hiệu quả nhất có vẻ là điều trị dài ngày và liệu pháp hành vi biện chứng. Điều trị dài ngày tập trung vào kinh nghiệm, mối quan hệ và hành vi tự phá hoại. Liệu pháp hành vi biện chứng là một dạng của liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào các kỹ năng đối phó - học cách làm thế nào để kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc.

  • Thuốc:

    • Bác sĩ dùng nhiều loại thuốc để điều trị rối loạn nhân cách. Việc chọn thuốc có thể phụ thuộc vào các triệu chứng đặc biệt của bạn và liệu những thuốc mà bạn thử dùng có tác dụng hay không. Thuốc không phải là thuốc chữa bách bệnh, và cũng không phải là họ muốn dùng để thay thế liệu pháp tâm lý. Trước tiên bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin chọn lọc (SSRI) Fluoxetin (Prozac, Sarafem) và Sertralin (Zoloft) hoặc thuốc chống trầm cảm Venlafaxin (Effexor).

    • Đối với những rối loạn hành vi nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần Haloperidol (Haldol, Halperon).

    • Các thuốc khác bác sĩ có thể dùng bao gồm thuốc ức chế Monoamin oxidase (MAOI) như Phenelzin (Nardil) and Tranylcypromin (Parnate), thuốc ổn định tinh thần Lithi (Eskalith, Lithobid), Carbamazepin (Carbatrol, Tegretol), Divalproex (Depakot) hoặc Benzodiazepin alprazolam (Xanax) và Clonazepam (Klonopin).

    • Không có phương pháp nào để hồi phục rối loạn nhân cách. Bệnh biểu hiện nghiêm trọng hơn ở người trẻ tuổi và có thể thuyên giảm từ từ theo tuổi. Nhiều người bị rối loạn nhân cách vẫn ổn định được cuộc sống của họ ở độ tuổi 30 và 40.

    • Hiện nay, liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc có thể có hiệu quả giảm bớt hoặc loại trừ nhiều triệu chứng nan giải của rối loạn nhân cách.  Điều này mang đến cho những người bệnh một cuộc sống tốt đẹp hơn với các mối quan hệ tình cảm và nghề nghiệp ổn định.

  • Bên cạnh các biện pháp điều trị như liệu pháp tâm lý hay thuốc, bản thân người bệnh cần phải:

    • Tích cực tham gia quá trình điều trị. Tham gia đầy đủ các buổi trị liệu, luôn đặt ra mục tiêu cho bản thân để hướng mình đi đúng lộ trình điều trị.

    • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Ngay cả khi bạn đã cảm thấy bình thường, không nên đột ngột ngừng sử dụng thuốc vì các triệu chứng có thể quay trở lại.

    • Tích cực tham gia các hoạt động thể chất. Hãy lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, yêu thích. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ căng thẳng, trầm cảm và lo lắng.

    • Tránh xa rượu và ma túy. Việc sử dụng rượu và ma túy có thể làm cho các triệu chứng bệnh của bạn trầm trọng hơn hoặc tương tác ngoài ý muốn với các thành phần của thuốc.

    • Khám sức khỏe định kì. Trao đổi với bác sĩ và chuyên gia chính là cách hiệu quả nhất để bạn có thể điều trị và kiểm soát căn bệnh của mình.

Các câu hỏi liên quan bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới