Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não nhưng nếu biết được, có thể đề phòng để hạn chế bệnh và tránh các biến chứng.
Đau đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Người bệnh cũng có thể bị chứng dị cảm như thấy tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc tê bì tay chân hoặc có cảm giác kiến bò. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não cấp tính ở người cao tuổi có thể chỉ thoáng qua trong vài giây, vài phút nhưng có khi cũng có thể xảy ra hàng giờ, nhiều ngày.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang não, chụp cộng hưởng từ, điện não đồ.
Khi có cơn rối loạn tuần hoàn não cấp hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua thì người bệnh cần đến bệnh viện khám.
Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não nhưng nếu biết được, có thể đề phòng để hạn chế bệnh và tránh các biến chứng.
Một số bệnh về hệ tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, triglycerit máu (gọi chung là tăng mỡ máu), hẹp lòng động mạch do bẩm sinh hay do chèn ép (u não, xơ vữa động mạch não...), thoái hoá các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền hoặc do huyết khối đi đến làm tắc nghẽn động mạch não (bệnh loét sùi van tim)… đóng vai trò rất lớn trong việc đưa đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Ở người cao tuổi, các bệnh này thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Các nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do: bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu. Trên một cơ thể người cao tuổi mà hiện tượng xơ vữa động mạch càng nặng thì nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não càng cao.
Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố như tuổi cao, thừa cân, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu, stress cũng góp phần đáng kể vào việc hình thành bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Về điều trị, khi có cơn rối loạn tuần hoàn não cấp hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua người bệnh cần đến bệnh viện khám.
Cinnarizin: Cinnarizin có tác dụng ức chế sự co các tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách phong tỏa kênh canxi, có tính chất chọn lọc trên mô, mang lại các đặc tính kháng co mạch mà không tác động trên huyết áp và nhịp tim.
Thuốc làm tăng lưu lượng máu đến các vùng và giảm tình trạng thiếu ôxy não mà không làm tăng áp lực máu và nhịp tim. Thuốc làm cải thiện tình trạng suy giảm vi tuần hoàn bằng cách gia tăng thay đổi hình dạng hồng cầu và giảm độ nhớt của máu.
Cinnarizin ức chế sự kích thích hệ thống tiền đình làm giảm rung giật nhãn cầu và các rối loạn thực vật khác, vì thế, các cơn chóng mặt cấp tính có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu bởi Cinnarizin.
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp chóng mặt, choáng váng, ù tai, buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu. Điều trị duy trì các triệu chứng có nguồn gốc từ tuần hoàn não như suy giảm trí nhớ, kém tập trung, nhức đầu vận mạch...Là thuốc kháng Histamin nên có thể gây khó chịu vùng thượng vị, vì thế thuốc thường dùng sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Ngoài ra, khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, nhức đầu, khô miệng, tăng cân... Thuốc làm tăng tác dụng của các thuốc an thần, thuốc kháng Histamin khác.
Cerebrolysin: Là một hợp chất chứa các Peptid và Acid amin được sản xuất từ Protein tinh khiết ở não lợn bằng công nghệ sinh học. Là thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng tế bào thần kinh, tác động lên não theo nhiều cơ chế khác nhau như: tăng cường chuyển hóa của các tế bào thần kinh, do đó ngăn chặn hiện tượng nhiễm Acid lactic trong thiếu ôxy não hoặc thiếu máu não. Điều chỉnh sự dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện hành vi và khả năng học tập.
Piracetam: Có tác động trực tiếp lên não và hệ thống dẫn truyền thần kinh trung tâm làm tăng cường khả năng học tập, trí nhớ, sự tập trung và chức năng nhận thức. Thuốc bảo vệ não chống lại sự thiếu hụt ôxy máu não, glucose não nên duy trì tổng hợp năng lượng, sự phục hồi tổn thương não, do đó bảo vệ, phục hồi nhận thức sau chấn thương não.
Cải thiện tình trạng mất trí sau nhồi máu phức tạp hoặc thiếu máu cục bộ não, nên dùng sớm trước 7 giờ sau khi xảy ra sự cố. Thuốc không có tác dụng gây kích thích thần kinh hay an thần ở người bình thường cũng như người bệnh. Piracetam được chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng nhận thức, cải thiện sự mất trí nhớ, chóng mặt, thiếu tập trung, các biến chứng thiếu máu não. Chống chỉ định trong chảy máu não, bệnh thận giai đoạn cuối hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Có thể gặp các tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa. Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan.
Ginkobiloba (còn tên gọi là Tanakan của Pháp ): Là cao của lá bạch quả, có tác dụng làm giảm các gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hủy màng tế bào, kích thích sự giải phóng Catecholamin, duy trì sự hoạt động của mạch máu và làm bình thường sự chuyển hóa của não trong điều kiện thiếu máu cục bộ.
Thuốc được dùng để làm giảm các biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não, các chứng bệnh về mắt (do tắc mạch võng mạc), dùng kết hợp trong điều trị đau đầu, suy giảm trí nhớ (có liên quan đến tuần hoàn não). Không dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân cường giáp.
Piracetam và Ginkobiloba chỉ có khả năng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não ở mức trung bình. Đều là thuốc có tác dụng hưng trí nên không dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
Một số lưu ý khi dùng thuốc
Vì các thuốc trên đều bài tiết qua thận nên cần thận trọng dùng với những người có chức năng thận suy giảm.
Trong thiếu máu não cục bộ nên dùng các nhóm thuốc trên một cách hợp lý và dùng sớm để hiệu quả điều trị tốt nhất. Đây là những thuốc có tác dụng dinh dưỡng tế bào não nhưng không được dùng kéo dài, một số người cho rằng thuốc bổ dưỡng não nên tự ý dùng hoặc dùng tăng liều chỉ định của bác sĩ đều hoàn toàn sai lầm, làm sinh ra các tác dụng ngược lại như: mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi...
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Một số các bệnh khác như rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu... cũng có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ... nên khi có các triệu chứng trên cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác bệnh và có sự kết hợp thuốc hợp lý.