Là sự tái diễn cùa những kiểu hành vi bất hợp tác, ương bướng, không tuân theo, chống đối của trẻ đối với người có quyền lực, quyền uy với các em. Những biểu hiện của ương bướng như cứng đầu, bảo không nghe, lờ đi lời người lớn nói; biểu hiện chống đối: cãi lại người lớn hay cố tính chọc giận. Rối nhiễu này gây trở lại cho các hoạt động thường ngày của trẻ ở nhà và cả trường học.
Tâm trạng tức giận, cáu kỉnh
Ngang bướng, hay cãi
Thù hằn
Tối thiểu 4 triệu chứng hành vi tức giận, ương bướng hoặc thù hằn kéo dài trong vòng ít nhất 6 tháng. Và được thể hiện, tương tác với ít nhất 1 người không phải người trong gia đình;
Những triệu chứng hành vi có liên quan đến sự khó chịu của một người (trong gia đình, trường học, xã hội). Hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, học tập và các hoạt động chức năng khác của cá nhân;
Các triệu chứng không phải là biểu hiện của các rối nhiễu tâm thần, trầm cảm, lưỡng cực, sử dụng chất gây nghiện. Các triệu chứng không đủ để chẩn đoán rối nhiễu mất kiểm soát cảm xúc
Với trẻ dưới 5 tuổi, các triệu chứng hành vi phải xuất hiện hầu hết mỗi ngày, trong ít nhất 6 tháng (không tính triệu chứng thù hằn);
Với trẻ 5 tuổi và lớn hơn, các triệu chứng hành vi phải biểu hiện tối thiểu 1 lần/tuần trong ít nhất 6 tháng (không tính triệu chứng thù hằn).
Mức độ rối nhiễu
Nhẹ: các triệu chứng chỉ biểu hiện trong giới hạn phạm vi 1 môi trường cụ thể (ở nhà, trường, nhóm bạn, cơ quan...);
Vừa: các triệu chứng biểu hiện tối thiểu 2 môi trường;
Nặng: các triệu chứng biểu hiện ở 3 môi trường hoặc nhiều hơn.
Tham vấn, trị liệu tâm lý, đào tạo cha mẹ cách quản lí con (PMT).
1% đến 11% dân số mắc ODD;
Tỷ lệ được chấn đoán khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính;
2-22,5% trẻ trong độ tuổi đi học có ODD;
Tỷ lệ nam mắc ODD cao hơn so với nữ ở lứa tuổi trước vị thành niên. Tuy nhiên không có khác biệt giới tính về tỉ lệ mắc ODD ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành;
Những triệu chứng ODD đầu tiên thường xuất hiện từ trước tuổi học và rất hiếm khi bắt đầu sau giai đoạn đầu tuổi vị thành niên.