Tóm tắt bệnh Sản giật

Sản giật là giai đoạn phát triển của tiền sản giật. Tiền sản giật (nhiễm độc thai nghén) là một tình trạng của thai kỳ được đánh dấu bởi huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng bàn chân và bàn tay. Sản giật là tiền sản giật cùng với cơn động kinh, có thể gây tử vong.

Tiền sản giật và sản giật được nhìn thấy sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Các nguyên nhân sau đây làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và sản giật: mang thai vị thành niên, tiền sử đã bị tiền sản giật, bệnh béo phì, mang đa thai, có huyết áp cao, tuổi lớn hơn 35. Tình trạng này là rất nghiêm trọng và cần phải điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng

  • Nhức đầu

  • Đau bụng vùng thượng vị

  • Co giật

  • Kích động

  • Đau nhức cơ bắp

  • Sưng cánh tay và chân

  • Mờ mắt

  • Ngất xỉu.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể với sự chú ý đến huyết áp, sưng ở các chi, và kết quả nghiên cứu về thần kinh.

  • Nước tiểu được kiểm tra protein.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu được thực hiện để xác định nồng độ axit Uric cao hay không, kiểm tra bệnh nhân có hiện tượng giảm tiểu cầu và mắc bệnh thận hay không.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), siêu âm, xét nghiệm nước tiểu.

  • Có thể cần xét nghiệm nồng độ axit Uric.

Điều trị

  • Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • Điều trị bao gồm tiêm magiê tĩnh mạch, thuốc chống động kinh và kiểm soát huyết áp.

  • Bệnh nhân có thể được chỉ định sinh sớm, mổ lấy thai.

Tổng quan bệnh Sản giật

Tiền sản giật - sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, nước tiểu có đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng tử vong mẹ và con với tỉ lệ cao. Chủ trương của ngành y tế là tích cực phòng chống sản giật bằng cách quản lý thai tốt, qua đó phát hiện những triệu chứng của tiền sản giật để điều trị sớm, nhờ vậy sẽ không chuyển biến sang sản giật.

Điều trị bệnh

1. Phương pháp điều trị:

Khi bị sản giật, cách điều trị duy nhất là lấy thai nhi ra (nếu sản giật xuất hiện trong lúc sinh). Sản giật cũng có thể xuất hiện sau khi sinh (trong vòng 24 giờ ở giai đoạn hậu sản). Hiếm khi sản giật xuất hiện muộn khoảng 1 tuần sau sinh. Sản giật không thể điều trị được.

Dùng Magie Sulfate (truyền tĩnh mạch) khi bị sản giật làm giảm nguy cơ co giật xuất hiện trở lại. Magie được truyền tiếp tục trong 24 - 48 giờ sau lần co giật cuối cùng. Bạn có thể được truyền Magie tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tại phòng bệnh hay phòng sinh. Trong khi truyền Magie, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ, truyền dịch và đặt thông tiểu để đo lượng nước tiểu thải ra.

Đôi khi, nếu co giật tái diễn, cần phải bổ sung thêm Barbiturate liều tấn công chẳng hạn như Natri Amobarbital. Những thuốc khác bao gồm Diazepam hay Phenytoin cũng được sử dụng trong điều trị sản giật, tuy nhiên chúng không có hiệu quả như Magie Sulfate. Bạn cũng có thể được điều trị tăng huyết áp cùng lúc với sản giật. Thường những thuốc điều trị tăng huyết áp (dành cho phụ nữ bị sản giật) bao gồm Hydralazine hoặc Labetalol.

Khi tình trạng của mẹ đã ổn định sau một cơn co giật, bác sĩ sẽ chuẩn bị lấy em bé ra bằng nhiều cách, có thể mổ lấy bé hoặc sử dụng thuốc để có thể sinh bằng đường âm đạo. Nếu bạn đang trong cơn chuyển dạ, có thể chuyển dạ sẽ được tiếp tục và không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ bị suy hoặc bị tổn thương bởi một cơn co giật khác.

Càng gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung của bạn sẽ càng trở nên "hín mùi" (sẵn sàng cho việc sinh nở) và do đó việc sử dụng thuốc giục sinh sẽ thành công. Thỉnh thoảng những thuốc như oxytocin được dùng để giục sinh.

Thai nhi càng non tháng (tuần thứ 24 - 34) thì việc giục sinh càng ít có khả năng thành công (ngay cả khi vẫn có khả năng giục sinh được). Khi thai phụ bị sản giật và phải lấy thai nhi ra sớm, phương pháp thường dùng nhất là mổ lấy con. Khi thai nhi có những dấu hiệu tổn thương như giảm nhịp tim thai, cần phải mổ lấy con ngay.

2. Thuốc:

  • Bạn có thể sẽ cần được điều trị tăng huyết áp trong khi sinh và sau khi sinh. Ít khi cần phải dùng thuốc điều trị tăng huyết áp sau 6 tuần sau sinh (ngoại trừ trường hợp tăng huyết áp không liên quan đến thai kỳ).
  • Trong suốt quá trình sinh (và 24 - 48 giờ sau sinh) bạn sẽ được dùng Magie Sulfate để làm giảm nguy cơ co giật xuất hiện trở lại.
  • Những thuốc như Oxytocin hoặc Prostaglandin được sử dụng để giục sinh và/hoặc làm cho cổ tử cung của bạn "chín mùi". Một ống thông tiểu được đặt vào cổ tử cung để làm tăng tốc độ giãn nở của cổ tử cung.

3. Theo dõi:

Do không có một xét nghiệm nào dự báo và phòng ngừa sản giật nên cũng không có xét nghiệm nào có thể dự báo chúng có thể tái phát sau sinh hay không. Không may là có một số ít phụ nữ bị tái phát tiền sản giật và sản giật. Trường hợp này thường thấy khi bị tiền sản giật và sản giật nặng, xuất hiện trong giai đoạn sớm của thai kỳ (cuối 3 tháng giữa thai kỳ hoặc đầu 3 tháng cuối thai kỳ). Mặc dù, không có xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhưng bạn nên được theo dõi chặt chẽ ở lần sinh kế tiếp.

Mặc dù kinh nghiệm về sử dụng thuốc ngừa thai ở những phụ nữ đã bị tiền sản giật hoặc sản giật có giới hạn, nhưng có bằng chứng cho rằng thuốc ngừa thai vẫn là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sản giật