Tóm tắt bệnh Sỏi bàng quang, tiết niệu

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.

Triệu chứng

Nước tiểu sẫm màu, nước tiểu có máu, tiểu buốt, đau bụng, đau ở đầu dương vật, nhiễm trùng tiểu, bí tiểu.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm bổ sung có thể gồm: xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, nội soi bàng quang.

Điều trị

Điều trị bao gồm:

  • Uống nhiều nước.
  • Dựa trên cơ chế của sỏi bàng quang để lấy sỏi ra ngoài bàng quang.
  • Điều trị nguyên nhân gây sỏi.

Tổng quan bệnh Sỏi bàng quang, tiết niệu

Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành chiếm khoảng 1/3 trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.

Cơ chế hình thành sỏi bàng quang:

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.

Có 2 cách hình thành sỏi bàng quang:

  • Sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống;
  • Sỏi sinh ra tại bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).

Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu.

Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.

Rất hay gặp và thường gặp ở đàn ông, vì niệu đạo của đàn ông thường mở dài, phía dưới của bàng quang còn có một tuyến là tuyến tiền liệt tuyến. Tỷ lệ người mắc bệnh tiền liệt tuyến rất cao, đặc biệt là người cao tuổi.

Điều trị bệnh

  • Dựa trên cơ chế của sỏi bàng quang để lấy sỏi ra ngoài bàng quang.
  • Điều trị nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Nó ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tái phát sau này, khi sỏi bàng quang được lấy ra kết hợp với điều trị ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tốt sẽ tránh tái phát bệnh.

Các phương pháp lấy sỏi ra khỏi bàng quang:

  • Phương pháp mổ mở lấy sỏi bàng quang: Cách điều trị này để lại sẹo lớn, thời gian nằm viện kéo dài và tỷ lệ biến chứng tương đối nhiều.
  • Phương pháp nội soi: Có hai cách nội soi.
    • Nội soi qua đường tự nhiên đi qua niệu đạo vào trong bàng quang, tán hết sỏi và gắp sỏi ra ngoài.
    • Phối hợp giữa nội soi qua đường niệu đạo vào trong bàng quang. Nếu kích thước sỏi quá lớn, phối hợp hai phương pháp lấy sỏi qua da và phương phương pháp nội soi qua niệu đạo. Rạch một đường nhỏ trên thành bụng, để gắp sỏi ra ngoài.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sỏi bàng quang, tiết niệu

Whoops, looks like something went wrong.