Tóm tắt bệnh Sỏi thận

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Sạn thận
  • Sỏi đường tiết niệu
  • Kidney stone

Sỏi thận là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Chúng thường không gây ra vấn đề cho đến khi sỏi chạy vào ống nối thận đến bàng quang (niệu quản) gây tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận đến bàng quang, gây đau dữ dội. Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận: bệnh béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, chế độ ăn giàu protein và tiền sử phẫu thuật dạ dày.

Triệu chứng

  • Cơn đau quặn thận: Đau sườn, lưng và hay đau bụng, cơn đau thường lan tỏa tới háng.

  • Nước tiểu đổi màu bất thường, đái máu.

  • Buồn nôn, nôn mửa.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), siêu âm và xét nghiệm nước tiểu.

Điều trị

Trong đa số trường hợp, sỏi nhỏ (đường kính dưới 5mm) có thể được loại trừ tự nhiên theo nước tiểu cùng với liệu pháp chống viêm. Nếu sỏi quá to thì có nhiều phương pháp tán sỏi khác, nhưng cần được thực hiện tại bệnh viện tùy theo mỗi trường hợp hoặc mổ lấy sỏi.

Tổng quan bệnh Sỏi thận

Thận đóng vai trò là một bộ lọc máu cho cơ thể, tạo ra nước tiểu và loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể. Nó còn giúp điều hòa nồng độ các chất điện giải - là một yếu tố quan trọng cho chức năng của cơ thể.

Sỏi thận là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần gây ra bệnh lý sỏi thận và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Vì vậy, việc phòng tránh để hạn chế mắc bệnh là vô cùng quan trọng.

Điều trị bệnh

Nên làm gì khi đang lên cơn đau?

Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sỏi thận cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện, nằm nghỉ, đắp khăn ướt và nóng lên vùng thắt lưng. Không uống nước, vì nước tích tụ ở vùng trên của sỏi, làm tăng thêm áp lực cho thận và càng đau thêm.

Tại cơ sở y tế, tùy từng trường hợp các bác sĩ có chỉ định cụ thể như dùng thuốc chống viêm, chống co thắt và chống đau (dạng tiêm, uống hay đặt hậu môn).

Trong đa số trường hợp, sỏi nhỏ (đường kính dưới 5mm) có thể được loại trừ tự nhiên theo nước tiểu cùng với liệu pháp chống viêm. Nếu sỏi quá to thì có nhiều phương pháp tán sỏi khác, nhưng cần được thực hiện tại bệnh viện tùy theo mỗi trường hợp hoặc mổ lấy sỏi.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sỏi thận