Virus Hantan hay Hantaan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).
Virus Hanta được tìm thấy trên toàn thế giới và lan truyền qua tiếp xúc của con người với chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm nhiễm virus, phổ biến nhất là loài chuột. Căn bệnh này không thể lây lan từ người sang người.
Ho, sốt, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, khó thở, tử vong.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện virusHanta.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang.
Cấy đờm, cấy máu có thể cần thực hiện bổ sung.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Virus Hantan còn viết là virus Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người bị nhiễm bệnh do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm có nhiễm virus.
Virus Hantan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).
Virus tồn tại trong chuột, kể cả chuột nuôi trong phòng thí nghiệm. Mỗi giống chuột tương ứng với một ổ chứa các týp virus Hantan khác nhau. Kháng nguyên virus Hantan đã được phát hiện thấy ở 16 giống chuột khác nhau.
Nguyên tắc điều trị:
Điều trị ban đầu của bệnh nhân mắc hội chứng phổi (HPS):
Phòng cấp cứu cần có máy đo huyết áp và máy thở ôxy để kịp thời cứu bệnh nhân bị shock, tim ngừng đập. Cho uống từ 1 - 2 lít nước để bổ sung lượng nước mất đi do tiêu chảy và nôn mửa.
Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng thận (HFRS):
Chẩn đoán sớm, nếu nghi ngờ cần đưa vào bệnh viện để cách ly.
Quan sát những mối quan hệ gần đối với bệnh nhân.
Cẩn thận tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Điều trị tích cực:
Cho đến bây giờ vẫn không có thuốc để chữa trị HPS và HFRS. Trước đây (1993 - 1994) và hiện nay, người ta vẫn dùng Ribavirin để điều trị.
Phải theo dõi chặt chẽ và nhanh chóng để phòng các biến chứng chung và cần phải điều trị ngay như:
Hội chứng tiểu cầu thẩm tách màng bụng (chiếm 1-3% ca bệnh).
Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh.
Trường hợp mất nước nhiều cần phải truyền dịch.
Các dấu hiệu khác như: Đau đầu, đau lưng, đau bụng, nôn mửa, khó chịu trong các bộ phận của cơ thể cần thuốc làm mất cảm giác đau, thuốc trị co thắt, hay thuốc an thần, thuốc ngủ (chiếm tới 50 - 70% ca bệnh).