Tóm tắt bệnh Suy buồng trứng sớm

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Suy buồng trứng chủ yếu

Suy buồng trứng sớm là sự suy giảm chức năng buồng trứng trước tuổi 40. Các buồng trứng ngừng sản xuất số lượng hormone như bình thường nên gây vô sinh, loãng xương và trầm cảm.

Suy buồng trứng sớm khác với mãn kinh sớm. Phụ nữ mãn kinh sớm hết kinh nguyệt và không thể mang thai trong khi những người suy buồng trứng sớm vẫn có thể có kinh nguyệt không đều và có thể mang thai.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây suy buồng trứng sớm là: Vấn đề về nhiễm sắc thể như hội chứng Turner, do hóa trị hoặc xạ trị và các bệnh tự miễn.

Triệu chứng

  • Vô sinh.

  • Những cơn nóng bừng, bốc hỏa.

  • Mất kinh.

  • Khô âm đạo.

  • Trầm cảm.

  • Giảm ham muốn tình dục.

Chẩn đoán

  • Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm thai kỳ (huyết thanh HCG) sẽ được thực hiện để phát hiện thai nhi.

  • Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm hormone kích thích nang trứng (FSH), xét nghiệm hormone Luteinizing (LH) và xét nghiệm Estradiol huyết thanh.

  • Phân tích của các nhiễm sắc thể cũng có thể được thực hiện.

Điều trị

Bệnh nhân được bổ sung estrogen để ngăn ngừa loãng xương, điều trị các cơn nóng bừng dưới dạng thuốc viên, miếng dán, kem hoặc thông qua vòng âm đạo. Progesterone thường được chỉ định cùng với estrogen.

Canxi và vitamin D cũng cần được bổ sung.

Tổng quan bệnh Suy buồng trứng sớm

Các yếu tố nguy cơ suy buồng trứng sớm:

  • Sau hóa trị: Khả năng suy buồng trứng cao vì tế bào đang phân chia rất nhạy với sự gây độc tế bào của các loại thuốc dùng làm hóa trị.

  • Sau xạ trị: Nguy cơ suy buồng trứng sớm cũng thấp nếu xạ trị ngoài vùng chậu, ảnh hưởng của xạ trị cũng tùy thuộc vào liều, tuổi bệnh nhân và vùng xạ trị.

  • Sau phẫu thuật vùng chậu: Có khả năng gây tổn hại buồng trứng do tổn thương mạch máu ảnh hưởng đến lượng máu nuôi, hoặc gây viêm tại chỗ.

  • Nhiễm độc, hút thuốc…vv.

Điều trị bệnh

Giải pháp thường dùng nhất là bổ sung estrogen và nhiều hormone khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương. Người bệnh có thể dùng liệu pháp này đến suốt đời hoặc ngưng sử dụng ở độ tuổi mãn kinh tự nhiên. Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp nội tiết thay thế có những phản ứng phụ nhất định.

Đối với những phụ nữ bị suy buồng trứng nhưng muốn có thai, đến nay, chưa có phương pháp điều trị để cải thiện khả năng sinh sản của họ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 5-10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Những người khác phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệ: Lấy trứng của phụ nữ khác cho thụ tinh với tinh trùng của chồng rồi đặt vào tử cung bệnh nhân.

Các câu hỏi liên quan bệnh Suy buồng trứng sớm