Suy dinh dưỡng là kết quả của chế độ ăn uống không đúng hoặc không đầy đủ. Suy dinh dưỡng có ba thể: Thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm.
Các nguyên nhân chủ yếu là do không đủ ăn, kém hấp thu thức ăn, hoặc mất quá nhiều chất dinh dưỡng. Trong một số trường hợp suy dinh dưỡng gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan của cơ thể.
Mệt mỏi, chóng mặt, giảm cân, giảm đáp ứng miễn dịch, rụng tóc, giảm khối lượng cơ và sức mạnh, thiếu máu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Việc khám bệnh chủ yếu bao gồm sự đánh giá về chế độ dinh dưỡng và làm xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm nước tiểu.
Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhưng có thể bao gồm:
Truyền dịch.
Bổ sung các chất dinh dưỡng.
Chăm sóc y tế cơ bản.
Trong ngành dinh dưỡng học, thuật ngữ ‘Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (Severe protein - Energy malnutrition - PEM) để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) đến thể teo đét (Marasmus). Ngày nay, người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần.
Thể nhẹ cân:
Thể thấp còi:
Thể gầy còm:
Điều trị các tình trạng cấp: Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng...vv.
Bổ sung các dưỡng chất quan trọng với liều điều trị: Vitamin A, sắt, axit folic, đa sinh tố.
Dinh dưỡng điều trị tích cực: Cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nếu cần phải sử dụng thêm các loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường hợp suy dinh dưỡng rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ăn bằng các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn qua sonde dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch một phần…