Suy hô hấp là một tình trạng bệnh lý thường gặp, là một hội chứng có thể do nhiều bệnh lý tại cơ quan hô hấp hoặc tại các cơ quan khác gây ra. Hệ thống hô hấp của cơ thể bao gồm các khoang ngực và cơ hoành, phổi, ống khí (khí quản và phế quản) và đường hô hấp trên (miệng và cổ họng). Suy hô hấp khiến cơ thể không được cung cấp ôxy đầy đủ và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Lẫn lộn, dễ mệt mỏi, ngủ lịm, khó thở, buồn ngủ, da xanh tím tái, hôn mê.
Điều trị nhằm đảo ngược các nguyên nhân gây suy hô hấp và tối đa hóa việc cung cấp ôxy cho cơ thể.
Điều trị bao gồm: Thở ôxy, thở áp lực dương liên tục (CPAP), và thở máy.
Suy hô hấp là một tình trạng bệnh lý thường gặp, là một hội chứng có thể do nhiều bệnh lý tại cơ quan hô hấp hoặc tại các cơ quan khác gây ra.
Quá trình hô hấp được chia thành hai giai đoạn:
Ở giai đoạn hô hấp ngoài, ôxy sẽ được thông khí đưa vào trong phế nang, rồi khuếch tán qua màng phế nang mao mạch vào máu, ngược lại cacbonic từ máu khuếch tán qua màng phế nang mao mạch để vào phế nang, rồi lại được thông khí đưa ra ngoài. Ở giai đoạn hô hấp trong, ôxy tiếp tục được hồng cầu vận chuyển theo hệ thống động mạch - mao mạch dẫn đến mô, rồi khuếch tán vào tế bào; ngược lại cacbonic được khuếch tán từ tế bào vào máu, rồi lại được hồng cầu vận chuyển theo hệ thống mao mạch - tĩnh mạch về tuần hoàn phổi. Quá trình đó còn gọi là quá trình trao đổi khí giữa mô tế bào và môi trường. Do chưa thể khảo sát được khí trong tế bào nên trên thực tế quá trình hô hấp được coi là trao đổi khí giữa máu và môi trường.
Cơ quan hô hấp bao gồm bơm hô hấp (trung tâm hô hấp, hệ thống dẫn truyền thần kinh, cơ hô hấp và khung xương thành ngực) giúp cho quá trình thông khí (đưa không khí đi vào và đi ra khỏi phế nang) và đơn vị hô hấp (phế nang, mao mạch phổi, đường dẫn khí) nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí.
Suy hô hấp cấp được định nghĩa là tình trạng cơ quan hô hấp đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí, gây ra thiếu ôxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng cacbonic (CO2) máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch.
Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị suy hô hấp cấp hoặc suy hô hấp mãn thường khác nhau hoàn toàn. Trong khi suy hô hấp cấp được đặc trưng bởi những rối loạn về nội môi (khí máu, kiềm toan...vv) đe dọa tính mạng thì suy hô hấp mãn thường kín đáo, có vẻ không khiến người bệnh quá khó chịu, thậm chí có thể không có biểu hiện trên lâm sàng. Suy hô hấp cấp là một trong những cấp cứu thường gặp nhất tại các khoa phòng trong bệnh viện.
Phân loại suy hô hấp cấp:
Có nhiều cách phân loại suy hô hấp cấp: theo nguyên nhân, theo bệnh sinh, theo lâm sàng...vv.
Trên lâm sàng, đặc biệt trong công tác hồi sức cấp cứu, việc phân loại suy hô hấp cấp theo nhóm nguyên nhân hay theo bệnh sinh thường không giúp ích đáng kể cho can thiệp cấp cứu. Giáo sư Vũ Văn Đính đã phân suy hô hấp cấp thành hai loại:
Phải can thiệp ngay bằng các thủ thuật, sau đó mới dùng thuốc hoặc sử dụng song song (đặt ống nội khí quản, bóp bóng, thở máy...vv).
Dựa vào các đặc điểm sau để quyết định chọn lựa: "Dùng thuốc hay thông khí cơ học ngay?"
Nếu bệnh nhân chỉ bị suy hô hấp cấp mức độ nặng (chưa có các rối loạn huyết động và thần kinh nghiêm trọng) thì chỉ cần đảm bảo đường thở, sử dụng thuốc, ôxy liệu pháp và theo dõi sát sự tiến triển.
Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp cấp mức độ nguy kịch thì cần nhanh chóng thiết lập đường thở cấp cứu và tiến hành thông khí cơ học ngay, sau đó mới dùng thuốc hoặc phải sử dụng song song.
Là "chìa khóa", là công việc đầu tiên phải làm, phải xem xét cho tất cả các bệnh nhân cấp cứu, đặc biệt đối với suy hô hấp cấp ngay từ giây phút đầu tiên khi tiếp xúc.
Cần tiến hành điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp cấp song song cùng với việc sửa chữa tình trạng giảm ôxy máu, tăng cacbonic gây nhiễm toan hô hấp nếu có thể nhằm rút ngắn thời gian điều trị (như trong suy hô hấp cấp do ngộ độc Heroin-Morphin hay Benzodiazepine, máu tụ ngoài màng cứng…vv), giảm thiểu những biến chứng của suy hô hấp cấp cũng như của việc kéo dài điều trị suy hô hấp cấp gây ra.