Tóm tắt bệnh Suy hô hấp mạn

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Suy hô hấp mạn tính

Suy hô hấp là một hội chứng trong đó hệ thống hô hấp mất khả năng cung cấp oxy đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể hoặc mất khả năng thải trừ Carbonic dẫn đến giảm oxy máu hoặc tăng Carbonic máu. Suy hô hấp mạn tính là chức năng của bộ máy hô hấp bị suy giảm một cách từ từ do tổn thương cấu trúc hoặc thực thể của bộ máy hô hấp.

Triệu chứng

Khó thở, khạc ra đờm, da xanh xao, dễ kích động, thở nông, gấp, hay ra mồ hôi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra chức năng hô hấp bằng cách đo khí máu hoặc lưu lượng khí phổi.

Điều trị

Điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân, có thể bao gồm: sử dụng các loại thuốc, tập đi bộ, tránh làm việc nặng, tránh tiếp xúc với khói bụi.

Tổng quan bệnh Suy hô hấp mạn

Suy hô hấp là một hội chứng trong đó hệ thống hô hấp mất khả năng cung cấp oxy đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể hoặc mất khả năng thải trừ Carbonic dẫn đến giảm oxy máu hoặc tăng Carbonic máu. Suy hô hấp mạn tính là chức năng của bộ máy hô hấp bị suy giảm một cách từ từ do tổn thương cấu trúc hoặc thực thể của bộ máy hô hấp.

 

 

Điều trị bệnh

Chính mức độ trầm trọng của suy hô hấp mạn quyết định sự điều trị này. Bệnh nguyên dù là rối loạn thông khí do nghẽn hay do hạn chế hoặc do rối loạn khuếch tán phế nang - mao mạch chỉ có vai trò phụ trong điều trị. Độ trầm trọng của suy hô hấp mạn được biểu thị chủ yếu bởi PaO2, SaO2 và PaCO2, ngoài ra còn có pH máu, dự trữ kiềm, Hct.

Điều trị suy hô hấp mạn vừa

  • 60 mmHg < PaO2 < 70 mmHg và hay 43 mmHg < PaCO2 < 50 mmHg.

  • pH máu, Hct bình thường.

  • SaO2 = 90%

Biện pháp chung:

  • Ngừng thuốc lá hoàn toàn và vĩnh viễn.

  • Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường bị ô nhiễm không khí tự nhiên hay nghề nghiệp.

  • Loại bỏ mọi ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hoá trên, nhất là ở xoang và răng.

  • Giảm bệnh béo phì làm giới hạn khả năng thông khí.

Điều trị triệu chứng:

  • Phòng chống các bội nhiễm phế quản - phổi.

  • Tiêm vaccin chống cúm và chống một số vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn.

  • Điều trị thích hợp mạnh mọi đợt bội nhiễm phế quản - phổi, điều trị bằng kháng sinh thích hợp, mạnh, dung nạp tốt tại phổi như kháng sinh họ Macrolide: Roxithromycine [Roxid], Rulid, 150 mg, 2 viên/ngày chia 2 lần], hay kháng sinh họ Cephalosporine (Cephadroxil [Opedroxyl, Oracefal], 500 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần, trong thời gian trên 8 ngày.

Tiêu đờm:

  • Chủ yếu bằng vận động liệu pháp: vỗ rung lồng ngực tiếp theo là tập khạc đờm với cố gắng tối đa, tập hô hấp đúng cách, tận dụng sự hợp tác lực cơ hoành và cơ thành bụng.

  • Thuốc tan nhầy như Acetylcysteine (Acemuc) 200 mg, 3 gói/ngày chia 3 lần.

  • Thuốc điều hoà nhầy như Ambroxol (Mucosolvan), 30 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần.

Thuốc giãn phế quản:

Là một phương tiện điều trị chính, lâu dài, dù thăm dò chức năng hô hấp có hay không có phát hiện co thắt phế quản.

  • Theophylline nhanh (viên Theophylline 100mg) hay chậm (viên Theodur, 200 mg hay 300 mg), 10-15 mg/kg/ngày, nếu dùng loại nhanh thì chia 3-4 lần, nếu dùng loại chậm thì 2-3 lần.

  • Salbutamol nhanh (viên Ventolin, 2 mg hay 4 mg) hay chậm (viên Volmax, 4 mg hay 8 mg), 0,2 - 0,3 mg/kg/ngày, nếu dùng loại nhanh thì chia 3 lần, nếu dùng loại chậm thì chia 2 lần.

Chống chỉ định:

  • Thuốc an thần, thuốc ngủ vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp.

  • Một số thuốc không có tác dụng, thậm chí nguy hiểm như Corticoid, thuốc kích thích hô hấp (vì chỉ làm mệt cơ hô hấp, tăng kích thích), chống đông kéo dài.

  • Điều trị suy hô hấp mạn nặng

  • PaO2 < 60 mmHg và hay PaCO2 > 50 mmHg.

  • pH máu thấp, Hct tăng.

  • SaO2  < 90%.

  • Các biện pháp điều trị trên được áp dụng triệt để.

Thuốc cải thiện trao đổi khí oxy:

  • Almitrine bimesilate (Vectarion) 15 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần.

  • Liệu pháp oxy:

    Rất cần thiết, phải duy trì PaO2 trong khoảng 60-80 mmHg, cho oxy với lưu lượng thấp 0,5 - 1,5 lít/phút để tránh ức chế trung tâm hô hấp, thường dùng khoảng 1l/phút. Thở oxy này phải được thực hiện đúng kỹ thuật: phải đặt xông mũi họng khá sâu, oxy phải qua một bình nước sạch, được đo lưu lượng chính xác, theo dõi kỹ, tốt nhất là bằng khí máu, lúc đầu đo khí máu 2 lần/tuần, sau đó 1 lần/tháng. Thời gian thở mỗi ngày 12-15 giờ/ngày mới bảo đảm được sự bình thường hoá các yếu tố chính như áp lực động mạch phổi, Hct và giảm khó thở gắng sức.

Thở máy:

Chỉ áp dụng khi các biện pháp trên không có hiệu quả

Một số biện pháp điều trị khác ít dùng:

  • Corticoide: Sử dụng trong hen phế quản nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Thuốc trợ tim: Digoxine khi có suy tim, tuy nhiên dễ gây loạn nhịp như vậy có hại hơn là có lợi.

  • Lợi tiểu: như Furosemide có thể gây nhiễm kiềm, gây ức chế trung tâm hô hấp (nhiễm kiềm là do tăng thải Ion hydro và tái hấp thu Bicarbonat).

Các câu hỏi liên quan bệnh Suy hô hấp mạn