Táo bón là hiện tượng cảm thấy khó chịu, khó khăn khi đại tiện do phân thường cứng và khô. Táo bón nặng có thể dẫn đến hiện tượng phân bị nêm chặt, gây tắc ruột.
Các nguyên nhân chính của táo bón bao gồm: mất nước, lối sống ít vận động, thuốc (đặc biệt là các chất ma tuý), căng thẳng, mang thai, lạm dụng thuốc nhuận tràng, trầm cảm, chế độ ăn uống ít chất xơ.
Điều trị bao gồm:
Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc làm mềm phân có thể cần thiết. Thay đổi loại thuốc được chẩn đoán là góp phần gây táo bón (ví dụ như loại thuốc giảm đau nào đó) có thể hữu ích.
Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô.
Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
Táo bón hay gặp ở trẻ khi ăn thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.
Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những đứa trẻ còi xương, đẻ thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn quá nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
Chất xơ và chất nhày:
Các sợi thức ăn và chất nhày dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.