Tóm tắt bệnh Tay - chân - miệng

Bệnh tay - chân - miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột Coxsackie A16 gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em (dưới 3 tuổi). Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước bắt đầu tử cổ họng. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Triệu chứng

  • Phát ban dạng phỏng nước trên bàn tay, bàn chân và mông.
  • Vết loét trong miệng.
  • Sốt.
  • Quấy khóc.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị bao gồm: Acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn).

Tổng quan bệnh Tay - chân - miệng

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Bệnh tay - chân - miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.

Điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị:

  • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
  • Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
  • Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. Trường hợp này bệnh nhân điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

  • Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
  • Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh
  • Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:
    • Sốt cao ≥ 390C.
    • Thở nhanh, khó thở.
    • Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.
    • Co giật, hôn mê.
    • Yếu liệt chi.
    • Da nổi vân tím.
  • Chỉ định nhập viện:
    • Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).
    • Sốt cao ≥ 390C.
    • Nôn nhiều.
    • Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.

Độ 2: Bệnh nhân có biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình. Bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh.

Độ 3: Bệnh nhân bị biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch. Cần để người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.

Độ 4: Bệnh nhân có biến chứng rất nặng, khó hồi phục, do đó cần điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.

Các câu hỏi liên quan bệnh Tay - chân - miệng

Whoops, looks like something went wrong.